Tháo khớp vai do ung thư chi trên - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tháo khớp vai là một phẫu thuật thay thế tay kể từ vai không còn chức năng (có thể nguy hiểm đến tính mạng) bằng một chi giả khác, mà đảm bảo được chức năng tốt hơn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Hoại tử tắc mạch cánh cẳng bàn tay
- Dập nát cánh cẳng tay
- Cụt chấn thương cánh cẳng tay
- U ác tính cánh cẳng tay
- Cân nhắc trong một số trường hợp tay không còn chức năng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chống chỉ định trong ngoại khoa nói chung
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
2. Người bệnh và gia đình
- Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến có thể gặp trong vàsau cuộc phẫu thuật (nhiềm trùng, tử vong ...) đại điện gia đình ghi vào hồ sơ việc chấp nhận tháo khớp vai. Nhịn ăn trước 6 giờ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ cắt cụt chi trên
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Nằm ngửa kê dưới vai hoặc nằm nghiêng 450.
2. Vô cảm
- Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Rạch da bắt đầu từ mỏm quạ cánh tay theo bờ trước của cơ delta và tận hết ở nách.
- Kiểm tra và thắt tĩnh mạch đầu
- Tách giữa bó cơ delta và cơ ngực lớn.
- Tìm và thắt động tĩnh mạch cánh tay, thần kinh quay trụ giữa.
- Bộc lộ khớp vai và tháo chỏm xương cánh tay.
- Khâu lại một phần vạt cơ delta và bao khớp phía trước và vào cơ ngực lớn.
- Dẫn lưu.
- Khâu da che phủ.
VI. THEO DÕI XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu, tụ máu mỏm cụt: Mở vết mổ cầm máu, lấy máu tụ, băng ép.
- Nhiễm trùng: Tách vết mổ, làm sạch, để hở.
- Hoại tử mỏm cụt: Phẫu thuật sửa mỏm cụt.
- Căng da mỏm cụt: Chống phù nề, phẫu thuật sửa lại mỏm cụt nếu cần.
- Đau mỏm cụt: Chống phù nề, giảm đau.
- Chi ma.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng khớp và dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh khớp do đái tháo đường. Đau khớp do chấn thương xảy ra ngay lập tức nhưng triệu chứng đau của bệnh khớp do đái tháo đường tiến triển từ từ theo thời gian.
Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.
Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Làm thế nào bà bầu có thể chuẩn bị cho việc nghỉ ngơi trên giường? Cách để phụ nữ mang thai thoải mái khi phải nghỉ ngơi trên giường là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 798 lượt xem
- Thưa bác sĩ, các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 814 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 2597 lượt xem
Bé nhà em được sinh thường tại bệnh viện Từ Dũ. Khi bé sinh ra, bác sĩ có chích ngừa viêm gan B và lao. Tuy nhiên, chỗ chích ngừa lao trên bắp tay của bé em thấy không nổi hạt đậu giống bé đầu. Như vậy là mũi lao không có tác dụng hả bác sĩ? Ngoài ra, ở vùng kín của bé gái nhà em có chất dịch màu trắng và bám rất chắc, có mùi nữa. Ngày nào em cũng vệ sinh mà vẫn không hết. Bé như vậy là bị làm sao ạ?
- 1 trả lời
- 1033 lượt xem
Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1496 lượt xem
Bé trai nhà em hiện giờ đang được 12 tháng 10 ngày tuổi. Bé nặng 7,4kg ạ. Lúc sinh bé chỉ nặng 2,4kg. Bé có vẻ trông nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa, mặc dù bé khỏe, ít ốm ạ. Hàng ngày em cho bé ăn 3 bữa cháo và bú thêm sữa glico dưới 1 tuổi. Mỗi lần bé bú được 110-150ml sữa. Thời gian bé được 6 tháng tuổi thì em phải đi mổ xoắn u nang nên bé phải dừng bú mẹ trong vòng 7 tuần. Em có thử tất cả các loại sữa công thức cho bé và phát hiện ra bé bị dị ứng đạm sữa bò. Do uống xong thì bé trớ và người mẩn đỏ ạ. Hiện giờ bé đã hơn 1 tuổi, em muốn đổi sữa Glico cho trẻ hơn 1 tuổi cho bé mà con không chịu uống. Em không biết nên đổi luôn sang sữa khác hay là sẽ uống xen kẽ cả sữa cũ, sữa mới cho bé tập quen dần ạ? Uống xen kẽ thì hệ tiêu hóa của bé có ảnh hưởng gì không ạ?