Tháo khớp cổ tay do ung thư - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là phẫu thuật cắt bỏ khối xương tụ cốt bàn tay, để lại khớp quay-trụ dưới.
- Ưu điểm là còn khớp quay-trụ dưới nên còn khả năng sấp ngửa cẳng tay.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương vùng bàn tay không còn khả năng bảo tồn đến khối tụ cốt do chấn thương, hoại tử thiếu máu do bệnh lý mạch máu, đái tháo đường.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương xâm lấn đến 1/3 dưới cẳng tay.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình, phụ phẫu thuật.
2. Người bệnh
- Chuẩn bị tâm lý, đầy đủ hồ sơ bệnh án hành chình.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật cẳng tay.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Người bệnh nằm ngửa, tay phẫu thuật để trên bàn phẫu thuật.
2. Vô cảm
- Gây tê đám rối hoặc gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Garo hơi hoặc garo chun tại 1/3 dưới cánh tay.
- Sát trùng cánh tay bằng cồn betadine hoặc cồn 700.
- Rạch da 2 bên bờ quay - trụ bàn tay.
- Lấy bỏ khối xương tụ cốt, mỏm châm trụ được lấy bỏ.
- Mạch máu buộc lại, gân cho rút lên cao.
- Thần kinh kéo nhẹ xuống, cắt cao, cho tụt lên hoặc rạch dọc cao, giữa cơ sấp tròn và cơ ngửa dài, dưới nếp khuỷu, buộc thần kinh giữa, trụ và nhánh nông của thần kinh quay.
- Lấy vạt da ở phía gan tay dài, còn vạt da ở mu tay thì ngắn, lật vạt phủ mỏm cụt, khâu da ở phía sau, tránh để tai chó 2 bên góc.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
- Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ.
- Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sớm.
- Kháng sinh đường tiêm 3-5 ngày.
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu mỏm cụt: băng ép nhẹ nhàng, không hết có thể khâu tăng cường vị trí mỏm cụt.
- Nhiễm trùng: thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, lấy dịch cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, thay kháng sinh khi có kháng sinh đồ.
- Hoại tử mỏm cụt: lộ xương cần cắt cao hơn hoặc chuyển vạt che xương.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng khớp và dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh khớp do đái tháo đường. Đau khớp do chấn thương xảy ra ngay lập tức nhưng triệu chứng đau của bệnh khớp do đái tháo đường tiến triển từ từ theo thời gian.
Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.
Hầu hết các thành phần trong trà thảo dược đều an toàn với số lượng nhỏ, nhưng một số thì không.
Có nhiều loại thảo dược tốt cho người bị rối loạn cương dương
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có nên dùng thuốc ngủ trong khi đang mang thai không? Thuốc ngủ làm bằng thảo dược thôi ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 798 lượt xem
- Thưa bác sĩ, các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 579 lượt xem
Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?
- 1 trả lời
- 889 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?
- 1 trả lời
- 1152 lượt xem
Vợ em bị đau khớp gối, nhưng tụi em lại đang muốn có con. Vậy, vợ em có thể dùng thuốc Glucosamine Hcl được không? nó có ảnh hưởng gì không? xin chân thành cám ơn bác sỹ, và mong hồi âm Kính
- 1 trả lời
- 4591 lượt xem
Vợ chồng em đã có một bé gái 3 tuổi. Năm nay, tụi em dự định sinh thêm bé nữa. Hiện, em đang uống viên tinh dầu hoa anh thảo, nhưng vẫn muốn bổ sung thêm axit folic và sắt. Vậy, em có thể uống chung tinh dầu hoa anh thảo với vitamin tổng hợp, được không ạ?