1

Tháo khớp chi thể bỏng không còn khả năng bảo tồn điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

Bỏng sâu có tổn thương, hoại tử xương, khớp, phần mềm nặng, hoặc hoại tử toàn bộ chi thể mà không có khả năng bảo tồn chi thể ở các vị trí sát dưới các khớp thì có chỉ định tháo khớp vùng lân cận để làm lành vết thương và cứu sống nạn nhân.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng độ V (phân loại 5 độ) vùng chi thể sát dưới các khớp của chi có tổn thương toàn bộ chi thể, hoại tử gân, xương khớp, mạch máu thần kinh không có khả năng bảo tồn chi (còn da và cơ lành che phủ kín đầu khớp phí trên tổn thương dự kiến tháo khớp).
  • Toàn trạng thoát sốc ổn định, cho phép phẫu thuật, các xét nghiệm trong giới hạn sinh lý.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng sâu còn khả năng bảo tồn chi (còn hoặc có khả năng khôi phục tuần hoàn; hay còn khắc phục được cấu trúc xương và (hoặc) huy động được phần mềm che phủ)
  • Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
  • Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, hồi sức.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng, có kinh nghiệm điều trị chấn thương, điều dưỡng phòng phẫu thuật.

2. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật xương khớp thông thường, dao cắt và đốt điện.
  • Bộ kẹp giữ xương, kìm gặm xương, dũa xương...

3. Người bệnh

  • Tư vấn, giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn.
  • Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định
  • Thay băng, vệ sinh vùng phẫu thuật

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật vô khuẩn thông thường.

2. Vô cảm: gây mê.

3. Kỹ thuật

  • Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật.
  • Sát khuẩn vùng tổn thương và da lành lân cận bằng dung dịch PVP 10% và cồn 700 , trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật.
  • Kiểm tra lần cuối đánh giá tổn thương, chỉ định tháo khớp theo vị trí cụ thể. Thiết kế vạt cắt da và cơ theo vị trí dự kiến tháo khớp.
  • Ga rô chi thể trên vùng tổn thương dự kiến tháo khớp.
  • Cắt da theo vạt đã thiết kế.
  • Cắt cơ theo vạt đã thiết kế. Kiểm tra cắt lọc cơ tới cơ sống.
  • Tháo khớp: cắt các dây chằng, bao khớp vùng quanh khớp (nếu có gân qua khớp thì kẹp và cắt gân cao, khâu vùi đầu gân, bảo tồn bao khớp lành đủ che đầu xương).
  • Nạo sụn đầu khớp trung tâm sau tháo khớp
  • Rửa sạch mỏm cụt sau tháo khớp bằng nước muối 0,9%, nước ô xy già 10%, PVP Iodin 10%. Thấm khô.
  • Thắt mạch máu, cắt thần kinh ở mỏm cụt: Xác định các bó mạch, kẹp và thắt mạch cao hơn đầu xương 1-2cm, khâu vùi bó mạch vào vùng lành. Kẹp và cắt thần kinh bằng dao sắc.
  • Khâu bao khớp che phủ đầu xương, khâu định hướng cơ. Mở ga rô cầm máu bổ sung bằng đốt điện, khâu cơ.
  • Đặt dẫn lưu. Khâu da thưa. Băng kín mỏm cụt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

1. Toàn thân

  • Theo dõi biến chứng gây mê nếu có: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
  • Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

2. Tại chỗ

  • Theo dõi tình trạng chảy máu tại vết mổ: garo chờ, tiến hành cầm máu lại, băng ép nhẹ nhàng.
  • Theo dõi các dẫn lưu: hút máu tụ, dịch đọng.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ: dẫn lưu dịch đọng, cắt bỏ các mối khâu khi cần. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cắt cụt cấp cứu chi thể bỏng không còn khả năng bảo tồn điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt cụt chi thể bỏng không còn khả năng bảo tồn điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị bỏng tiêu hóa và các biến chứng tiêu hóa ở người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường khí hóa lỏng điều tri người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường đệm tuần hoàn khí điều trị người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Dầu dừa có thể điều trị bỏng nắng không?
Dầu dừa có thể điều trị bỏng nắng không?

Để da tiếp xúc với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến da bị bỏng nắng. Có nhiều cách tự nhiên để làm dịu làn da đang bị tổn thương do ánh nắng và một trong những cách đó là sử dụng dầu dừa. Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm và và điều trị mọt số vấn đề về da nhưng liệu dầu dừa có thực sự giúp phục hồi da bỏng nắng hay không?

Bóng nước do đái tháo đường: Điều trị và phòng ngừa
Bóng nước do đái tháo đường: Điều trị và phòng ngừa

Nếu bạn bị đái tháo đường và phát hiện thấy những vết phồng rộp trên da thì rất có thể đó là bóng nước do đái tháo đường hay còn gọi là rộp da do đái tháo đường. Mặc dù trông có vẻ đáng sợ nhưng các bóng nước đa phần không đau và thường tự lành mà không để lại sẹo.

Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật
Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật

Đặt bóng dạ dày Obalon là một phương pháp giảm cân không xâm lấn và giúp giảm cân hiệu quả cho những trường hợp béo phì nhẹ, đã thử các cách giảm cân khác nhưng không thành công và chưa từng phẫu thuật dạ dày trước đây.

11 loại thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trầm cảm
11 loại thảo dược và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trầm cảm

Rối loạn trầm cảm được điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý. Ngoài ra, thay đổi lối sống, gồm có điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng một số loại thực phẩm chức năng, cũng có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị
Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Bong võng mạc xảy ra khi võng mạc tách khỏi phía sau của mắt. Điều này dẫn đến mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, tùy thuộc vào mức độ bong ra của võng mạc.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  798 lượt xem

- Thưa bác sĩ, các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  749 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1131 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Muốn đi siêu âm 4D, xem có thấy bóng dạ dày không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1067 lượt xem

Mang bầu 32 tuần, em đi siêu âm 2D, bs kết luận: không quan sát thấy bóng dạ dày ở vị trí bình thường, hẹn 2 tuần sau kiểm tra lại. Em lo quá - Chẳng biết có nên đi siêu âm 4D để kiểm tra lại xem thế nào không, thưa bs?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1230 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây