1

Bóng nước do đái tháo đường: Điều trị và phòng ngừa

Nếu bạn bị đái tháo đường và phát hiện thấy những vết phồng rộp trên da thì rất có thể đó là bóng nước do đái tháo đường hay còn gọi là rộp da do đái tháo đường. Mặc dù trông có vẻ đáng sợ nhưng các bóng nước đa phần không đau và thường tự lành mà không để lại sẹo.
Bóng nước do đái tháo đường: Điều trị và phòng ngừa Bóng nước do đái tháo đường: Điều trị và phòng ngừa

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều vấn đề về da khác nhau, trong đó có rộp da. Tình trạng này khá hiếm gặp. Theo một bài viết đăng trên Tạp chí quốc tế về bệnh đái tháo đường ở các nước đang phát triển (International Journal of Diabetes in Developing Countries), chứng rộp da chỉ xảy ra ở 0,5% số người mắc bệnh đái tháo đường và tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp đôi so với nữ giới. (1)

Biểu hiện của bóng nước do đái tháo đường

Bóng nước do đái tháo đường thường xảy ra ở cẳng chân, bàn chân và ngón chân nhưng đôi khi có thể xảy ra ở cả bàn tay, ngón tay và cánh tay.

Các bóng nước có thể có đường kính lên đến 15cm nhưng đa phần là nhỏ hơn. Bóng nước do đái tháo đường thường trông giống như vết rộp do bỏng, chỉ khác là không gây đau rát và hiếm khi xuất hiện đơn lẻ mà thường xuất hiện thành cụm gồm hai hoặc nhiều bóng nước. Bên trong các bóng nước do đái tháo đường chứa chất lỏng trong suốt, vô trùng và thường gây ngứa.Vùng da xung quanh bóng nước thường không đỏ hay sưng. Nếu có thì cần phải đi khám bác sĩ kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bóng nước do đái tháo đường

Nguyên nhân gây bóng nước do đái tháo đường vẫn chưa được xác định rõ. Trong nhiều trường hợp, bóng nước xuất hiện dù da không hề bị tổn thương. Mang giày không vừa chân có thể khiến cho da bị phồng rộp. Nhiễm nấm Candida albicans cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây hình thành các vết phồng rộp ở người mắc bệnh đái tháo đường.

Nguy cơ xuất hiện bóng nước sẽ cao hơn nếu như lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt. Những người bị bệnh thần kinh đái tháo đường – tình trạng các dây thần kinh bị tổn thương và làm giảm cảm giác – cũng có nguy cơ bị bóng nước cao hơn. Bệnh động mạch ngoại biên cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bóng nước do đái tháo đường.

Điều trị bóng nước do đái tháo đường

Do nguy cơ nhiễm trùng và loét khi mắc bệnh đái tháo đường nên người bệnh cần đi khám bác sĩ da liễu để loại trừ các vấn đề về da nghiêm trọng hơn. Bóng nước do đái tháo đường thường tự lành trong vòng 2 – 5 tuần mà không cần điều trị.

Bên trong bóng nước là chất dịch vô trùng. Người bệnh không được tự chọc bóng nước để tránh bị nhiễm trùng. Nếu có bóng nước lớn thì có thể phải đến bệnh viện để hút dịch. Điều này sẽ giữ cho da nguyên vẹn để che phủ lên vùng bị tổn thương. Nếu bóng nước vô tình bị vỡ do các hoạt động hàng ngày, da sẽ bị rách và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Có thể điều trị bóng nước do đái tháo đường bằng kháng sinh bôi ngoài da và băng lại để tránh bị bị tổn thương thêm. Nếu ngứa dữ dội, bác sĩ sẽ kê steroid tại chỗ.

Cuối cùng, kiểm soát lượng đường trong máu là điều quan trọng nhất cần thực hiện để tăng tốc độ lành da và ngăn ngừa bóng nước xuất hiện trở lại.

Ngăn ngừa bóng nước do đái tháo đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường cần chú ý đến các vấn đề về da. Nếu bị bệnh thần kinh đái tháo đường và mất cảm giác, người bệnh thường sẽ không phát hiện thấy bóng nước nếu chúng hình thành ở những vị trí khuất trên cơ thể.

Dưới đây là một số cách để phòng ngừa bóng nước và nhiễm trùng thứ cấp:

  • Kiểm tra kỹ bàn chân hàng ngày
  • Luôn mang giày và tất để bảo vệ bàn chân
  • Đi giày thoải mái, vừa chân, không đi giày chật.
  • Không đi giày mới liên tục trong thời gian dài.
  • Đeo găng tay khi sử dụng kéo hay các dụng cụ có thể gây rộp da khác
  • Tia cực tím có thể gây rộp da ở một số người. Do đó, cần bôi kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám nếu thấy da xuất hiện bóng nước. Hầu hết bóng nước đều sẽ tự khỏi sau vài tuần nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau đây thì phải đi khám ngay:

  • Da đỏ, sưng tấy xung quanh bóng nước
  • Vùng tổn thương có cảm giác ấm nóng
  • Đau đớn
  • Sốt kèm theo các triệu chứng trên

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường
Cách phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường

Để tránh mắc phải bệnh thận và những hậu quả nghiêm trọng do bệnh thận, người mắc bệnh đái tháo đường cần phải theo dõi và biết cách bảo vệ sức khỏe thận.

Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa
Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa

Tiền tiểu đường là một bệnh lý thầm lặng, vì vậy nên khám sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng để phát hiện bệnh từ sớm. Nếu nghi ngờ có thể mình bị tiền tiểu đường thì nên đi khám.

6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Điều trị đái tháo đường type 2 bằng cách nào?
Điều trị đái tháo đường type 2 bằng cách nào?

Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý mãn tính xảy ra do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.

Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau, một trong số đó là đau chân và chuột rút chân. Những biến chứng này thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh hay còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường. Khi các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng thì tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Đây có thể là hậu quả trực tiếp của tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây