Chỉnh hình tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Điều trị dị tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh bằng phẫu thuật chỉnh trục cẳng tay cố định xương.
- Hay bị tật dính xương quay trụ đầu trên xương cẳng tay. Bị từ lúc đẻ. Song thường bố mẹ không để ý, vì tật này cản trở cơ năng ít và được bù trừ tốt. Thường mãi đến 5-6 tuổi bố mẹ mới biết.
- Phát hiện thấy đứa bé mất sấp ngửa cẳng tay. X-quang thấy dính hàn khớp quay trụ trên. Xương dính rộng. Kèm mất cơ ngửa dài, cơ sấp tròn, cơ ngửa vuông. Tình trạng cơ teo là nguyên phát hay thứ phát sau dính xương thì không rõ nguyên nhân.
- Tỉ lệ mắc ở nam và nữ bằng nhau. 60% số trường hợp bị cả hai bên tay.
II. CHỈ ĐỊNH
- Dị tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh một bên hoặc hai bên gây sấp cẳng tay quá mức (trên 45 độ) làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.
- Có 2 dạng dính:
- Dính hoàn toàn khớp quay trụ trên, không có chỏm và cổ xương quay.
- Dính một phần cổ xương quay kèm trật chỏm xương quay.
- Khám lâm sàng thấy cẳng tay ở tư thế sấp, có khi sấp nhiều bị cứng hoàn toàn, mất sấp ngửa cẳng tay. Khi làm động tác, nhờ có sự bù trừ của cử động xương bả, lồng ngực và cử động rộng rãi của vai. Khả năng bù trừ là tốt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Thiểu năng trí tuệ.
- Đa dị tật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh:
- Phát hiện thêm những dị tật khác: về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa,...
- Giải thích cho gia đình người bệnh.
2. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
- Người phụ.
- Kíp gây mê.
3. Phương tiện, thiết bị:
- Bộ mổ phẫu thuật chi trên.
- Kim hoặc nẹp vít.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thường không cần điều trị nếu chỉ bị một bên, bị biến dạng nhẹ và không bị mất cơnăng nhiều.
- Nếu bị nặng, cẳng tay bị sấp nhiều, bị tật cả hai bên thì mổ. Cắt đoạn rộng tháo rời chỗ dính xương, làm tách màng lên cốt và làm lỏng khớp quay trụ dưới. Cắt đoạn đầu dưới xương trụ, không cho dính lại xương.
- Nếu bị sấp cẳng tay trên 45 độ, dù bị một bên hay hai bên, chỉ định đục xương xoay trục, găm kim hoặc làm nẹp vít đầu trên xương trụ.
- Nếu bị cẳng tay phải, để cẳng tay sấp 20 độ.
- Nếu bị cẳng tay trái, để cẳng tay 0 độ.
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
- Tại chỗ theo dõi tưới máu đầu ngón, vận động đầu ngón.
- Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sau mổ.
- Kháng sinh đường tiêm 5-7 ngày.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu vết mổ: băng ép cầm máu hoặc mổ cầm máu.
- Nhiễm trùng: cắt chỉ tách vết mổ, thay băng hàng ngày, thay kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ, bù dịch điện giải cho người bệnh.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.
Nếu con bạn có răng mọc không đều hoặc hàm răng bị lệch thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chỉnh nha.
Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.
- 1 trả lời
- 1800 lượt xem
Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?
- 1 trả lời
- 2492 lượt xem
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1120 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 521 lượt xem
Mang thai hơn 30 tuần, em muốn hỏi bác sĩ: Thực ra, "đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào ạ?
- 1 trả lời
- 422 lượt xem
Vợ em vừa sanh mổ bé đầu được 5 tháng, nay lại lỡ... dính bầu nên không biết nên để hay bỏ? Nếu để thì có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không ạ? Mong bs cho vợ chồng em lời khuyên vớ ạ?