1

Chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis (viêm dính nhiều khớp bẩm sinh)- Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Danh từ này có gốc Hy Lạp: Gryposis có nghĩa là “cái móc”. Đây là tình trạng các khớp bị co rút bẩm sinh, chủ yếu co quắp của 4 cổ tay, cổ chân. Thường có kèm các bất thường về thần kinh và cơ.
  • Người bệnh bị có rút từ lúc đẻ và không tiến triển. Nhiều khi bị co rút đối xứng. Các chi bị teo, các cử động thụ động của khớp bị hạn chế.
  • Vai bị khép và xoay trong, cơ đai vai bị teo. Khuỷu bị cố định ở tư thế duỗi, cẳng tay bị sấp. Bàn tay, cổ tay bị co rút gấp và nghiêng trụ, ngón tay cái bị khép vào lòng bàn tay. Bàn chân bị vẹo trong, da mỏng và bóng. Vùng khớp thì da dày hơn.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Nguyên nhân không rõ, có thể do thương tổn tế bào sừng trước tủy sống.
  • Trước tiên bị thương tổn cơ vân và hệ thần kinh trung ương, sau đó khớp bị co rút, bao khớp dày lên, xơ hóa lâu ngày sụn khớp và hình dạng khớp bị biến đổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Thiểu năng trí tuệ.
  •  Đa dị tật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh:

  •  Phát hiện thêm những dị tật khác: về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa,...
  •  Giải thích cho gia đình người bệnh.

2. Người thực hiện:

  • Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
  • Người phụ.
  • Kíp gây mê.

3. Phương tiện, thiết bị:

  • Bộ mổ phẫu thuật chi trên.
  • Kim hoặc nẹp vít.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Điều trị chỉnh hình

  •  Ở trẻ sơ sinh, tập thụ động duỗi khớp, tập căng dãn dần bằng nẹp và bằng bột.
  •  Ở vài người bệnh rất ít chủ động dạng vai song thường khép vai. Tập chủ động và thụ động căng dãn, tập dạng vai. Nếu căng dãn không đủ để tay đưa được lên miệng thì xét mổ đục sửa trục 1/3 trên cánh tay.
  •  Khuỷu thường bị duỗi cố định. Tập thụ động gấp khuỷu. Nếu khuỷu bị duỗi cứng thẳng cánh tay, cho làm bột chỉnh hình giai đoạn cho đến khi khuỷu gấp được đến 40 đến 50 độ.
  •  Tập chủ động căng dãn cơ và làm đai nẹp chỉnh hình. Ở trẻ trên 2 tuổi cho mang phương tiện chỉnh hình, tập cho trẻ cố gắng chủ động gấp khuỷu được để cho trẻ có thể đưa tay đến miệng. Người bệnh thường có chức năng chủ động của cơ tam đầu song ít có chức năng của cơ nhị đầu.
  •  Khi khuỷu không gấp được vì bị quá cứng thì xét mổ làm vận động khớp khuỷu. Chỉ mổ một bên còn tay kia thì để thẳng để khi ngồi trẻ có thể chống tay đứng lên được.
  •  Có phương pháp làm gấp khuỷu là chuyển cơ ngực to, cơ lưng to.
  •  Nếu cơ tam đầu còn chức năng thì chuyển ra trước để gấp khuỷu. Chỉ nên mổ một tay.
  •  Ở cổ tay, thường bị gấp bàn tay và bị nghiêng trụ.
  •  Ở bàn tay hay thấy nhất là bị gấp các khớp gian đốt gần của ngón tay.
  •  Thường cử động bàn ngón được ít.
  •  Thời gian đầu làm bột, nẹp chỉnh, đặt nẹp kéo dài rồi tập chủ động. Khi cổ tay bị co gấp nhiều thì mổ cắt bao khớp phía gan tay, đôi khi chuyển gân cơ gấp cổ tay trụ và gân cơ gấp cổ tay quay chuyển ra mu tay. Khi co gấp cứng ở cổ tay có thể mổ lấy bỏ hàng tụ cốt 1 ở cổ tay.

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

  •  Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
  •  Tại chỗ theo dõi tưới máu đầu ngón, vận động đầu ngón.
  •  Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sau mổ.
  •  Kháng sinh đường tiêm 5-7 ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Chảy máu vết mổ: Băng ép cầm máu hoặc mổ cầm máu.
  •  Nhiễm trùng: Cắt chỉ tách vết mổ, thay băng hàng ngày, thay kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ, bù dịch điện giải cho người bệnh.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chỉnh hình tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm cột sống dính khớp - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm cột sống dính khớp - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Lợi ích của ngâm mình trong nước nóng đối với bệnh viêm khớp dạng thấp
Lợi ích của ngâm mình trong nước nóng đối với bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh sử dụng thuốc còn có nhiều biện pháp khác để làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, một trong số đó là ngâm mình trong bồn nước nóng.

Hiệu quả của methotrexate trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiệu quả của methotrexate trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD). Một trong những loại DMARD được sử dụng phổ biến nhất là methotrexate.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sai số ít nhiều trong tính ngày dự sinh theo siêu âm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  724 lượt xem

Vòng kinh của không đều, tháng có tháng không, có khi 2-3 tháng mới có 1 lần. Ngày kinh đầu tiên của chu kì cuối là vào khoảng 20-21/1/2021 thì phải. (em không nhớ chính xác). Thế rồi, do chủ quan chu kì không đều nên em không đi siêu âm. Đến đầu tháng 6/2021, em mới đi siêu âm lần đầu thì kết quả thai đã gần 16 tuần. Bs nói do em siêu âm muộn, lại không nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối nên ngày dự sinh sẽ có sai số đấy. Mong bs tư vấn rõ hơn cho em với ạ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1446 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1290 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1128 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Ăn nhiều socola trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  820 lượt xem

- Thưa bác sĩ, ăn nhiều socola trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây