Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm cột sống dính khớp - Bộ y tế 2014
1. CHỈ SỐ BASFI
(BATH ANKYLOSING SPONGDYLITIS FUNCTIONAL INDEX)
Chỉ số BASFI đánh giá chức năng ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp cụ thể như sau:
− Bệnh nhân tự đánh giá khả năng vận động của mình trong thời gian một tuần trước thời điểm khảo sát. Mức độ theo thang điểm 10 với quy ước 0 điểm là hoạt động dễ dàng và 10 điểm là không thể làm được. Khảo sát qua 10 hoạt động sau:
- Đi tất (vớ) (không có sự trợ giúp).
- Cúi lưng xuống nhặt một cái bút trên sàn (không có sự trợ giúp).
- Với lên một cái giá cao (không cần sự trợ giúp).
- Đứng dậy từ ghế bành (không cần sử dụng tay hoặc sự trợ giúp).
- Ngồi dậy khi đang nằm.
- Thỏa mái khi đứng không có chỗ tựa trong 10 phút.
- Leo cầu thang 12-15 bước (không sử dụng tay vịn hoặc sự trợ giúp khác).
- Quay cổ lại phía sau mà không phải quay cả người.
- Hoạt động thể dục.
- Làm việc cả ngày (ở nhà hoặc nơi công cộng).
− Tính chỉ số BASFI theo các bước sau:
- Bước 1: tính điểm mỗi câu.
- Bước 2: tính thang điểm BASFI bằng tổng điểm 10 câu chia cho 10.
2. BASDAI
(BATH ANKYLOSING SPONGDYLITIS DISEASE ACTIVITY INDEX: CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP)
− Bệnh nhân tự đánh giá triệu chứng của mình trong một tuần trước thời điểm khảo sát. Mức độ đánh giá theo thang điểm 10 với quy ước 0 điểm là không có triệu chứng và 10 điểm là triệu chứng trầm trọng, qua 6 triệu chứng sau.
- Mức độ mệt mỏi?
- Mức độ đau ở cổ lưng và khớp háng?
- Mức độ sưng của các khớp khác ngoài vùng cổ, lưng và háng?
- Mức độ khó chịu ở những vùng nhạy cảm khi chạm hoặc tỳ vào?
- Mức độ cứng khớp vào buổi sáng (kể từ lúc thức dậy)?
- Thời gian cứng khớp buổi sáng kể từ khi thức dậy?
(Quy ước 30 phút = 2 điểm; 60 phút = 4 điểm; 90 phút = 6 điểm; 120 phút = 8 điểm; và trên 120 phút= 10 điểm).
− Tính chỉ số BASDAI theo các bước sau:
- Bước 1: Tính tổng 4 câu trả lời đầu tiên, dựa vào thang điểm nhìn đánh giá.
- Bước 2: Tính trung bình của câu trả lời 5 và 6.
- Bước 3: Số điểm (tổng 4 câu đầu tiên và trung bình câu 5 và câu 6) chia 5 sẽ được chỉ số BASDAI.
Bệnh hoạt động khi chỉ số BASDAI ≥ 4
3. CHỈ SỐ ASDAS
(Ankylosing Spondglitis Disease Activity Score)
ASDAS = 0,121 x VAS cột sống + 0,058 thời gian cứng khớp buổi sáng + 0,110 x VAS bệnh nhân + 0,073 số khớp đau hoặc sưng ngoại vi + 0,579 ln (CRP + 1)
- ASDAS < 1,3: Bệnh không hoạt động
- 1,3 < ASDAS < 2,1: Bệnh hoạt động mức độ nhẹ
- 2,1 < ASDAS < 3,5: Bệnh hoạt động trung bình
- ASDAS > 3,5: Bệnh hoạt động mạnh.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Điều này gây viêm khớp và dẫn đến ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như sưng đau, cứng khớp va khớp nóng đỏ.
Triệu chứng chính của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp nhưng bệnh lý này còn gây ra nhiều triệu chứng khác, bao gồm cả các triệu chứng về tiêu hóa.
Sự khác biệt chính giữa bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) và viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis) là vị trí của khớp bị viêm và đối tượng mắc bệnh. Hai bệnh lý này cũng có phương pháp điều trị khác nhau.
Viêm cột sống dính khớp, hay còn gọi là bệnh Bechterew, là một loại viêm khớp chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống. Đây là tình trạng viêm ở các khớp của cột sống, có thể gây đau mạn tính và tàn tật nếu không được điều trị. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng viêm có thể gây hình thành xương bất thường trên cột sống. Điều này có thể dẫn tới mất khả năng cử động.
- 1 trả lời
- 1440 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 0 trả lời
- 972 lượt xem
Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ
- 1 trả lời
- 662 lượt xem
Bác sĩ ơi em có cho con em bú sữa của chị em. Mà chị em lại bị viêm gan B thì bé nhà em có bị lây viêm gan B không ạ?
- 1 trả lời
- 454 lượt xem
Mang thai khoảng 25 tuần, em đi khám và làm test đường, bác sĩ kết luận là bị tiểu đường thai kỳ. Vậy, chế độ dinh dưỡng của thai phụ bị tiểu đường ra sao, mong bs tư vấn giúp em ạ?
- 1 trả lời
- 1171 lượt xem
Do không biết đã mang thai nên ngay trong tuần đầu, em lỡ uống thuốc viêm họng là cephalexin, alphachoay và viên ngậm ho Prostamed vị cam. Vậy, liệu thuốc có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?