Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp - Bộ y tế 2014
Các thuốc điều trị sẽ được thay đổi về số lượng và nhóm thuốc theo các giai đoạn hoạt động của bệnh (theo các hướng dẫn nêu cụ thể từng bệnh). Phạm vi bài này chỉ nêu hai bệnh là viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp.
1. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG (ĐỢT TIẾN TRIỂN) CỦA BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THEO EULAR
(EUROPEAN LEAGUE AGAINST RHEUMATISM - LIÊN ĐOÀN CHỐNG THẤP KHỚP CHÂU ÂU)
- Có ít nhất ba khớp sưng và ít nhất một ba tiêu chí sau:
- Chỉ số Ritchie từ 9 điểm trở lên.
- Cứng khớp buổi sáng ít nhất 45 phút.
- Tốc độ máu lắng giờ đầu 28mm.
- Ghi chú: Chỉ số Ritchie: Chỉ số này được đánh giá như sau: Thầy thuốc dùng đầu ngón tay cái của mình ấn lên trên diện khớp của bệnh nhân với áp lực vừa phải. Tổng cộng có 26 vị trí khớp (các khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai khớp gối hai bên), mỗi vị trí khớp được tính điểm như sau:
- 0 điểm- Không đau
- 1 điểm- Đau ít, bệnh nhân nói là thao tác gây đau.
- 2 điểm- Đau vừa, bệnh nhân kêu đau và nhăn mặt.
- 3 điểm - Đau nhiều, đến nỗi bệnh nhân rút chi lại.
- Kết quả: Đau tối đa là 78 điểm, hoàn toàn không đau là 0 điểm, đợt tiến triển của bệnh từ 9 điểm trở lên.
2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH THEO DAS 28
(DAS: DISEASE ACTIVITY SCORE)
Công thức tính như sau:
DAS 28 = [0,56 (Số khớp đau) + 0,28 (Số khớp sưng) + 0,70 ln (máu lắng 1giờ)] 1,08 + 0,16
- DAS 28 < 2,9: Bệnh không hoạt động.
- 2,9 ≤ DAS 28 < 3,2: Hoạt động bệnh mức độ nhẹ.
- 3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1: Hoạt động bệnh mức độ trung bình.
- DAS 28 >5,1: Bệnh hoạt động mạnh.
- Trên thực tế, chỉ cần vào trang :
- http://www.4s-dawn.com/DAS28/DAS28.html
- Hoặc đánh chữ DAS 28 trên mạng sẽ có các mục hướng dẫn vào trang nêu trên. Chỉ cần điền thông tin của bệnh nhân cụ thể vào các ô cần thiết sẽ xác định được chỉ số DAS và hướng dẫn giá trị của chỉ số, tức là mức độ hoạt động của bệnh.
3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH THEO CÁC CHỈ SỐ KHÁC
− Chỉ số SDAI (Simplified Disease Activity Index)
SDAI = Số khớp đau (tổng số 28 khớp) + Số khớp sưng + VAS bệnh nhân + VAS bác sĩ đánh giá (0-10) + CRP (mg/dl)
- SDAI < 3,3: Bệnh không hoạt động
- 3,3 < SDAI < 11: Hoạt động nhẹ
- 11 < SDAI < 26: Hoạt động trung bình
- SDAI > 26: Hoạt động mạnh
− Chỉ số CDAI (Clinical Disease Activity Index)
CDAI = Số khớp đau + Số khớp sưng + VAS bệnh nhân + VAS bác sĩ.
- CDAI < 2,8: Bệnh không hoạt động
- 2,8 < CDAI < 10: Bệnh hoạt động nhẹ
- 10 < CDAI < 22: Bệnh hoạt động trung bình
- CDAI > 22: Bệnh hoạt động mạnh
4. TIÊU CHUẨN LUI BỆNH ACR 2010
(ACR- American College of Rheumatology Hội thấp khớp học Hoa Kỳ)
Khi bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đáp ứng được các yếu tố sau trong 6 tháng liền, tức là đã đạt được giai đoạn lui bệnh:
- Cứng khớp sáng ≤ 15 phút.
- Không mệt.
- Không đau khớp.
- Khớp không đau khi thăm khám hay vận động.
- Không sưng vùng khớp hoặc gân cơ cạnh khớp.
- Tốc độ máu lắng giờ đầu ≤ 30mm (đối với nữ) và ≤ 20mm (đối với nam).
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Triệu chứng chính của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp nhưng bệnh lý này còn gây ra nhiều triệu chứng khác, bao gồm cả các triệu chứng về tiêu hóa.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.
Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở các khớp, có triệu chứng là sưng đau và cứng khớp. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và gây ra các triệu chứng khác, gồm có sự thay đổi bất thường ở móng tay, móng chân.
- 1 trả lời
- 1417 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 0 trả lời
- 948 lượt xem
Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ
- 1 trả lời
- 646 lượt xem
Bác sĩ ơi em có cho con em bú sữa của chị em. Mà chị em lại bị viêm gan B thì bé nhà em có bị lây viêm gan B không ạ?
- 1 trả lời
- 411 lượt xem
Mang thai ở tuần thứ 19, em đi xét nghiệm máu thì có kết quả tỉ lệ hồng cầu cao và tiểu cầu lại thấp hơn mức bình thường. Như vậy, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ? Đến tuần 22, em có phải đi xét nghiệm lại không?
- 1 trả lời
- 415 lượt xem
Em đang mang bầu 16 tuần. Do nhà xa và sức khỏe yếu, em không lên Bệnh viện tỉnh khám thai thường xuyên được. Em vừa đến phòng mạch tư nhân gần nhà để khám và làm làm xét nghiệm nước tiểu thì cho kết quả LEU: 15NeG - Trị số bình thường: 0. Bs ở đây kết luận em bị viêm đường tiểu nhẹ do nấm nên cho thuốc uống và đặt. Không biết kết luận này có đúng không? Mong được bs tư vấn ạ?