1

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở các khớp, có triệu chứng là sưng đau và cứng khớp. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và gây ra các triệu chứng khác, gồm có sự thay đổi bất thường ở móng tay, móng chân.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do hệ miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công nhầm mô khớp. Hệ miễn dịch còn tấn công các bộ phận khác của cơ thể, điều này dẫn đến các triệu chứng khác ngoài đau và cứng khớp. Đôi khi, viêm khớp dạng thấp gây ra những thay đổi ở móng tay và móng chân, chẳng hạn như các vết hằn hay đường gờ dọc, móng ngả màu vàng hoặc dày lên.

Nếu bạn nhận thấy những thay đổi bất thường ở móng thì nên đi khám. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc một bệnh lý khác.

Hầu hết những vấn đề về móng do viêm khớp dạng thấp đều không cần phải điều trị riêng. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát bằng thuốc và khi bệnh được kiểm soát, những vấn đề về móng cũng sẽ được giải quyết. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể phá hỏng khớp và xương vĩnh viễn.

Những triệu chứng ở móng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Những thay đổi ở móng liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp thường không gây đau đớn và không cần điều trị riêng. Một nghiên cứu vào năm 1997 cho thấy nhiều người bị viêm khớp dạng thấp có những đường gờ dọc ở móng. Ngoài ra, một số thay đổi khác ở móng cũng có thể chỉ ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đường gờ dọc

Đường gờ dọc là những đường hơi nhô lên chạy từ hình bán nguyệt của móng đến đầu móng, tạo thành những đường rãnh trên móng.

Không có loại thuốc bôi nào có thể điều trị tình trạng này. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ giúp khôi phục tình trạng móng. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ móng bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, cắt tỉa móng thường xuyên và giữ móng luôn sạch sẽ.

Hội chứng vàng móng

Hội chứng vàng móng là tình trạng móng trở nên dày hơn và chuyển màu vàng. Hình bán nguyệt màu trắng ở móng có thể biến mất và móng mọc ngược đâm vào thịt.

Tình trạng này có thể xảy ra ở người bị viêm khớp dạng thấp. Theo Tổ chức Bệnh hiếm gặp Quốc gia Hoa Kỳ (the National Organization of Rare Disorders), hội chứng vàng móng có thể xảy ra do một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, khi nhận thấy móng có những biểu hiện này, người bệnh không nên ngừng thuốc mà phải báo cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục thích hợp.

Xuất huyết dưới móng

Những đường màu đỏ bên dưới móng có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết dưới móng. Nguyên nhân là do các mao mạch bên dưới móng bị rò rỉ. Tình trạng này có thể xảy ra do bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng chấn thương đầu ngón tay, ngón chân, nấm móng và các bệnh lý khác như viêm nội tâm mạc cũng có thể là nguyên nhân gây xuất huyết dưới móng.

Xuất huyết dưới móng có thể tự hết theo thời gian nhưng đôi khi, các đường màu đỏ dài ra theo móng. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ giúp giải quyết tình trạng xuất huyết dưới móng.

Ly móng

Đây là tình trạng móng bị tách khỏi giường móng và để lại vết trắng dưới móng. Tình trạng này có thể xảy ra do bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng ly móng chủ yếu xảy ra ở người bị viêm khớp vảy nến.

Ngón tay dùi trống

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến phổi và gây ngón tay dùi trống, tình trạng móng tay hoặc móng chân phát triển lớn hơn bình thường và cong xuống. Điều này khiến cho đầu ngón tay, ngón chân to lên.

Giãn tĩnh mạch

Đây là tình trạng các mạch máu ở giường móng giãn ra và lộ rõ gần bề mặt da. Tình trạng này còn được gọi là tĩnh mạch mạng nhện và có thể xảy ra với các bệnh tự miễn khác như bệnh lupus và xơ cứng bì.

Có nhiều phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện, chẳng hạn như liệu pháp laser và phẫu thuật nhưng khi xảy ra tĩnh mạch mạng nhện bên dưới móng, điều quan trọng là phải xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ.

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến

Những vấn đề về móng do viêm khớp dạng thấp thường không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng những vấn đề về móng do viêm khớp vảy nến thì có. Viêm khớp vảy nến là một bệnh tự miễn ảnh hưởng chủ yếu đến da và khớp nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến cả móng tay và móng chân. Theo một nghiên cứu, có tới 80% người bị viêm khớp vảy nến có vấn đề ở móng.

Viêm khớp vảy nến cũng có thể gây ra các triệu chứng về móng như đường gờ dọc, xuất huyết dưới móng và vết lõm ở móng.

Các triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp

Những thay đổi ở móng tay, móng chân có thể là triệu chứng của viêm khớp dạng thấp nhưng ngoài ra căn bệnh này còn có những triệu chứng khác nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, gồm có:

  • Sưng, đỏ, đau và cứng khớp, thường là các khớp đối xứng
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Sốt nhẹ
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Hụt hơi

Các triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn vào các đợt tái phát và khi bệnh không được điều trị.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp là kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu những vấn đề ở móng là do hệ miễn dịch hoạt động quá mức thì các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề. Nếu đã dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mà tình trạng móng không cải thiện thì hãy báo với bác sĩ để điều trị phương pháp điều trị.

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp ở mỗi ca bệnh là khác nhau. Một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
  • Thuốc sinh học
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Steroid

Điều chỉnh lối sống như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp và thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm tần suất bệnh tái phát và giảm nhẹ các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Người bệnh nên kết hợp dùng thuốc với những điều chỉnh lối sống này.

Tóm tắt bài viết

Những thay đổi ở móng tay, móng chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nên đi khám khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở móng, nhất là khi còn có các triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp như sưng đau và cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, tuy rằng không thể chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều trị nguyên nhân gốc rễ sẽ giúp giải quyết các vấn đề về móng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở đốt sống thứ nhất và thứ hai ở cổ. Tình trạng này gây đau, cứng khớp và mất vững cột sống.

Những điều bạn cần biết khi sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
Những điều bạn cần biết khi sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Điều này gây viêm khớp và dẫn đến ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như sưng đau, cứng khớp va khớp nóng đỏ.

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp ở hông
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp ở hông

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp hông. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở hông cũng tương tự như viêm khớp dạng thấp ở các vị trí khác, gồm có sưng, đau và cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Tuy rằng không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Các xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
Các xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh lý viêm mạn tính ở khớp. Viêm khớp dạng thấp có nhiều triệu chứng giống với các bệnh lý khác nhưng phương pháp điều trị lại khác nhau. Đó là lý do tại sao cần phải chẩn đoán chính xác.Ví dụ, triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp vào buổi sáng. Một số bệnh khác cũng có các triệu chứng này là thoái hóa khớp và bệnh ung thư. Để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây