Kỹ thuật làm mũ chỉnh hình đầu có nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Mũ chỉnh hình đầu là dụng cụ hỗ trợ, can thiệp ngoài, ôm toàn bộ phần đầu và đỉnh đầu nhằm mục đích điều trị, nắn chỉnh và tái tạo lại hộp sọ cho trẻ nhỏ bị tật méo đầu (méo hộp sọ) mắc phải do tư thế nằm ngửa.
- Mũ chỉnh hình đầu sử dụng một hay nhiều hệ thống lực nắn chỉnh ba điểm, cải thiện và tái tạo lại hình dạng giải phẫu bình thường của hộp sọ.
- Mũ chỉnh hình đầu được làm chủ yếu từ nhựa Polyethylene – PE và Plastazote (vật liệu đệm lót mềm).
Hình 1. Mũ chỉnh hình đầu
II. CHỈ ĐỊNH
- Mũ chỉnh hình đầu dùng điều trị toàn bộ phần đầu và đỉnh đầu trong các trường hợp trẻ nhỏ bị biến dạng hộp sọ (méo đầu) mắc phải do nằm ngửa sai tư thế, hiệu quả nắn chỉnh cao khi người bệnh ở lứa tuổi nhỏ từ 0 - 12 tháng tuổi, nhưng đặc biệt hiệu quả ở độ tuổi từ 0 - 3 tháng tuổi, khi hộp sọ có mức độ cốt hóa thấp.
- Mũ chỉnh hình đầu nhằm tái định hình lại hoặc nắn chỉnh lại hộp sọ, cho phép hộp sọ phát triển lớn và to ra theo thể tích như bình thường, nhưng trong khuôn mẫu giải phẫu tiêu chuẩn được định hình sẵn bởi chuyên gia chỉnh hình.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chống chỉ định trong các trường hợp có những tổn thương cấp như: phù nề cấp, bề mặt da bị tổn thương nặng cần được xử trí trước khi có chỉ định làm nẹp.
- Các trường hợp bệnh lý như: lo ng xương, giòn xương, xương xốp hoặc các bệnh về trí não (bại n o, động khinh...).
- Các trường hợp trẻ đ cốt hóa hết vùng hộp sọ (thường sau 18 tháng tuổi).
- Người bệnh (hoặc người giám hộ) từ chối sử dụng dịch vụ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng.
- Kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
- Chuyên gia chỉnh hình.
2. Phương tiện thực hiện
- Máy móc và dụng cụ chuyên dụng như:
- Máy mài đứng.
- Máy mài hai đá.
- Máy cưa đuôi chuột.
- Máy khoan.
- Dụng cụ cầm tay chuyên dụng.
- Nguyên vật liệu và bán thành phẩm như: nhựa tấm, dây đai, đinh tán, nhám dính, băng bột thạch cao, bột thạch cao và những phụ gia khác.
3. Người bệnh
- Sự sẵn sàng hợp tác điều trị của người bệnh (hoặc người giám hộ).
4. Hồ sơ bệnh án
- Mẫu hồ sơ bệnh án, mẫu đánh giá và mẫu số đo người bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bước 1. Thăm khám, lượng giá người bệnh
- Lượng giá các yếu tố như: tâm thần, môi trường sống, thông tin người bệnh...
- Đánh giá mức độ cốt hóa bằng phim X-quang, MRI.
- Mục đích, tiêu chí trợ giúp của dụng cụ.
- Chỉ định dụng cụ phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng cho từng trường hợp cụ thể.
- Bước 2. Bó bột tạo cốt âm
- Bột bó, khu vực bó bột cho người bệnh, các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình bó bột ...
- Đánh dấu các điểm mốc, ghi lại kích thước và số đo trên người bệnh trước khi bó.
- Bó bột trên người bệnh để lấy khuôn mẫu phần đầu và đỉnh đầu phù hợp với yêu cầu đặt ra.
- Bước 3. Đổ bột vào cốt âm - tạo cốt dương
- Đánh dấu lại các điểm mốc, hàn kín cốt và gia cố bằng băng bột trước khi đổ bột.
- Pha bột và đổ bột vào cốt âm.
- Bước 4. Sửa chỉnh cốt dương
- Gỡ bỏ băng bột khỏi cốt dương, đánh dấu lại các điểm mốc.
- Sửa chỉnh cốt dương: dóng dựng và lấy đường dóng cho cốt bột dương, chỉnh sửa cốt theo người bệnh (phụ thuộc vào từng người bệnh trên từng trường hợp cụ thể).
- Bước 5. Hút nhựa và tạo lớp đệm lót mềm
- Tạo lớp đệm lót mềm bên trong trước khi hút nhựa.
- Cắt nhựa, cho nhựa vào lò nhiệt 220o.
- Trong quá trình đợi nhựa - chuẩn bị cốt bột, đệm, tăng cường và gia cố, đi tất.
- Bật máy hút chân không, hút nhựa.
- Bước 6. Cắt nhựa khỏi cốt dương
- Vẽ và xác định đường cắt.
- Cắt nhựa khỏi cốt dương bằng cưa rung.
- Bước 7. Chuẩn bị cho thử nẹp trên người bệnh lần thứ nhất
- Mài và làm nhẵn trước khi thử.
- Thử nẹp trên người bệnh.
- Quan sát và kiểm tra nẹp trên người bệnh trước, trong và sau khi đi nẹp tối thiểu 20 phút.
- Sửa chỉnh nếu cần thiết trước khi hoàn thiện nẹp (kiểm tra đường cắt, điểm tỳ đè...).
- Bước 8. Hoàn thiện nẹp
- Cắt, mài, đánh bóng và loe đường viền nẹp.
- May dây khóa, tán dây khóa, dán đệm xốp, khoan lỗ thoáng nẹp.
- Thử nẹp lần hai (lần cuối), đánh giá hiệu quả và chức năng của nẹp, hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản nẹp.
- Kiểm tra nẹp lần cuối trước khi trả dụng cụ.
- Trả dụng cụ cho người bệnh.
* Thời gian từ 8 - 16 giờ.
VI. THEO DÕI
- Tiêu chí của dụng cụ tốt: các biến dạng được cải thiện, nẹp tiếp xúc tốt, người bệnh thoải mái khi sử dụng.
- Theo dõi quá trình đang điều trị tại trung tâm.
- Đánh giá chất lượng, chức năng dụng cụ trên người bệnh, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn và mong muốn của người bệnh.
- Theo dõi tái khám.
- Đánh giá kết quả sử dung của nẹp với tiêu chí và yêu cầu đặt ra ban đầu cho người bệnh. Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh với dụng cụ được cung cấp.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ
- Tai biến và tác dụng không mong muốn:
- Có thể có các thay đổi, đau hoặc tỳ đè quá mức tại các điểm chịu lực do quá trình sử dụng, hoặc do trẻ phát triển quá nhanh.
- Phương pháp xử lý:
- Dừng sử dụng để điều chỉnh, thay thế, thay đổi hoặc làm mới nhằm đảm bảo duy trì tốt chức năng hỗ trợ của nẹp.
- Thay dây đai, thay đệm lót, sửa chỉnh cho phù hợp.... nếu cần thiết.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Nếu con bạn có răng mọc không đều hoặc hàm răng bị lệch thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chỉnh nha.
Đón chào một thành viên mới luôn là niềm hạnh phúc đối với bất kỳ cha mẹ nào. Song song với đó sẽ là vấn đề tài chính, các khoản thu - chi mà cha mẹ cần cân nhắc.
Một phương pháp đơn giản để dự đoán ngày rụng trứng là sử dụng que thử rụng trứng.
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Đôi khi, trong lúc nhai đá hoặc kẹo cứng, bạn nhận thấy có một mảnh cứng trong miệng nhưng lại không tan và bạn cảm thấy khó chịu, vậy thì rất có thể răng bạn đã bị vỡ.
- 1 trả lời
- 1131 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 699 lượt xem
Vợ chồng em đi làm, bận suốt nên muốn cùng đến khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính ở Bv Từ Dũ có được không - Và không hiểu, đến khám, vợ chồng em có phải làm xét nghiệm gì không ạ?
- 1 trả lời
- 708 lượt xem
Em đang mang thai tuần thứ 26. Tuần thứ 22 em có đi chích ngừa uốn ván (VAT) mũi 1, bác sĩ hẹn 4 tuần sau chích tiếp mũi 2. Nhưng giờ, em lại đang bị cảm, sốt nhẹ thì mai có đi chích mũi 2, được không ạ?
- 1 trả lời
- 409 lượt xem
Vợ chồng em trước giờ đều dùng bao cao su để tránh thai. Ngày kinh cuối cùng của em là 25/3. Nhưng ngày 8/4 vợ chồng em quan hệ thả tự nhiên. Đến ngày 9/6, em đi siêu âm ở Khoa sản, Bv tỉnh thì bs bảo em có thai được khoảng gần 10 tuần. Nhưng theo cách em tính vào ngày bọn em quan hệ thì thai em mới được khoảng 8 tuần thôi. Hiện, em đang băn khoăn không biết tuổi thai chính xác của mình là bao nhiêu?
- 1 trả lời
- 506 lượt xem
Em đi Bệnh viện khám và siêu âm, kết quả có ghi: tim thai 150 lần/phút; DKNB 32mm, chu vi bụng 101 mm, ối bình thường, nhau bám mặt sau nhóm 2, độ trưởng thành 0. Kết luận: chưa phát hiện bất thường thai. Ngoài ra có 2 hình siêu âm: - hình 1 ghi là: BPD 3.28cm, GA 16w1d (+- 9d); - hình 2 ghi là: FL 1.79 cm, GA 15w2d (+-10d). Bác sĩ cho em hỏi: Sao tuổi thai lại lệch nhau trong cùng 1 thời điểm siêu âm như vậy ạ? Con em có khả năng mắc bệnh về não hay không? Siêu âm 4D thực hiện khi tuổi thai bao nhiêu là chính xác ạ?