Phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật lấy bỏ phần sụn hoặc xương dưới niêm mạc ở chỗ vách ngăn bị vẹo, hoặc mào, gai vách ngăn được thực hiện dưới nội soi.
II. CHỈ ĐỊNH
- Dị hình vách ngăn gây cản trở thông khí mũi, đau nửa đầu hoặc viêm xoang 1 bên kéo dài, điều trị nội khoa không kết quả.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân không thể gây mê hay gây tê phẫu thuật được
- Đang trong giai đoạn viêm mũi xoang cấp.
- Trẻ dưới 13 tuổi
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng được đào tạo về phẫu thuật mũi xoang
2. Phương tiện
- Mở mũi, bay, dao hình liềm, thìa nạo, ống hút, đông điện, kìm: Blakesley.
- Máy nội soi, ống nội soi cứng đường kính 2.7mm với góc nhìn 0°
3. Người bệnh
- Hỏi tiền sử: bệnh lý nội, ngoại khoa, chấn thương, dị ứng, triệu chứng cơ năng.
- Khám, xét nghiệm đánh giá tình trạng toàn thân, tình trạng miễn dịch.
- Đánh giá hiện trạng chức năng thở, ngửi và khám nội soi mũi cẩn thận.
- Tư vấn gia đình bệnh nhi và điều trị nội khoa trước khi phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
- Giải thích về kỹ thuật cho gia đình bệnh nhi và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.
2. Kiểm tra người bệnh
- Tình trạng toàn thân
- Thời gian nhịn ăn
3.Thưc hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3.2. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa, kê gối vai.
3.3. Kỹ thuật
- Gây tê phía trước vùng vách ngăn vẹo (tiêm ngấm dưới màng sụn ở cả hai phía của vách ngăn).
- Đối với tổn thương là gai vách ngăn hay vùng vẹo lệch: Dùng dao nhọn rạch niêm mạc thành một hình chữ C quay ra sau “ôm” lấy vùng sụn hay xương định lấy bỏ. Bóc tách, tạo vạt niêm mạc và màng sụn có cuống quay ra phía sau, bộc lộ vùng vách ngăn cần lấy bỏ. Dùng bay có cạnh sắc rạch qua vùng xương hoặc sụn ở ngay đường rạch niêm mạc. Bóc tách tạo vạt màng sụn niêm mạc ở bên đối diện. Lấy bỏ phần xương và sụn vách ngăn theo mong muốn của phẫu thuật viên. Đặt lại vạt màng sụn niêm mạc. Đặt miếng ép hai bên (Merocele).
- Đối với tổn thương mào vách ngăn cũng làm tương tự, chỉ khác là đường rạch niêm mạc đi dọc trên đỉnh mào vách ngăn. Vạt màng sụn niêm mạc bên vẹo được bóc tách lật lên phía trên và phía dưới. Dùng bay đẩy bật chỗ bám giữa sụn và xương ở đỉnh mào vách ngăn. Bóc tách vạt niêm mạc bên đối diện rồi lấy bỏ phần xương và sụn vẹo. Phần xương vẹo ở sát chân vách ngăn có thể phải dùng đục để lấy bỏ. Sau khi lấy bỏ phần mào vách ngăn, đặt lại vạt niêm mạc và miếng ép hai bên.
- Lưu ý, khi lấy tổn thương phần xương vách ngăn, cần dùng kìm đột, tránh động tác rung lắc làm tổn thương mảnh sàng. Đối với tổn thương vẹo vách ngăn phần cao khi lấy cần để lại một dải xương, tránh hiện tượng lõm sống mũi sau phẫu thuật.
VI. THEO DÕI
- Kháng sinh, chống viêm, giảm đau, giảm xuất tiết 7-10 ngày sau mổ.
- Rút bấc, merocel sau 24-48 giờ.
- Làm thuốc mũi, rửa mũi-xoang trong 5-7 ngày sau khi rút bấc.
- Làm sạch vùng phức hợp lỗ ngách và chống dính.
- Dùng thuốc co mạch tại chỗ trong khoảng 2 tuần.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong 4 tuần.
- Steroids xịt mũi trong 8-12 tuần.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu: đông điện, đốt điểm chảy máu. Đặt merocel 2 bên.
- Rò dịch não tủy: Theo dõi, kháng sinh toàn thân.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.
Nếu con bạn có răng mọc không đều hoặc hàm răng bị lệch thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chỉnh nha.
Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.
- 1 trả lời
- 845 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 770 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1197 lượt xem
Mang thai 21 tuần, em đi siêu âm 4D, phát hiện trong buồng ối (ở thân bên phải) có vách ngăn không hoàn toàn. Bs nơi em khám nói sợ khi bé phát triển sẽ đạp vào sợi dây đó và quấn vào bất kỳ bộ phận nào của bé, gây nên dị tật - Như vậy, có đúng không ạ? Các thông số siêu âm của con em là: Đường kính lưỡng đùi: 56 mm 97%. Chiều dài xương đùi: 38 mm 75%. Đường kính ngang bụng: 59 mm. Chu vi vòng bụng: 192 mm 97%. Cân nặng: 587 g>97% Vị trí nhau bám: bên phải, nhóm 1. Độ trưởng thành: 1. Hiện, em rất hoang mang không biết các số đo này có ổn không - Mong được bs tư vấn giúp ạ?
- 1 trả lời
- 778 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 413 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng