1

Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật răng miệng Phẫu thuật răng miệng

Các vấn đề này gồm có:

Răng khôn

Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8 (răng hàm thứ ba), là răng cuối cùng mọc lên trên hàm. Đôi khi, hàm có đủ chỗ để răng khôn có thể mọc lên khỏi lợi nhưng đa phần thì khả năng này không xảy ra. Thông thường, một trong những răng khôn này sẽ không thể mọc lên thẳng hàng hoặc không thể mọc lên hết khỏi lợi mà bị kẹt lại giữa xương hàm và lợi. Răng khôn không mọc hết có thể gây sưng, đau và nhiễm trùng vùng lợi ở quanh răng. Ngoài ra, răng không mọc hết có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn cho những răng, xương và phần lợi gần đó, thậm chí còn có thể dẫn đến sự hình thành mụn mủ và nhọt, phá hủy một phần hàm. Vì thế, các bác sĩ nha khoa thường khuyến khích việc phẫu thuật nhổ bỏ răng khôn.

Răng khôn không phải là loại răng duy nhất có thể mọc lệch và cần nhổ bỏ. Các loại răng khác, ví dụ như răng nanh và răng trước hàm cũng có thể mọc không hết và gây ra những ván đề tương tự nhue răng khôn.

Mất răng

Trồng răng implant là một giải pháp cho vấn đề mất răng do tại nạn, do nhiễm trùng hoặc có thể được coi là một giải pháp thay thế cho răng giả tháo lắp và cầu răng. Chân răng bị hỏng sẽ được thay thế bằng một phần trụ, được đặt vào xương hàm bằng cách phẫu thuật và có tác dụng giữ cố định cho răng giả được gắn vào sau. Đối tượng phù hợp với phương pháp trồng răng giả là những người có mật độ xương phù hợp, không dễ bị nhiễm trùng và có thể duy trì được thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận mỗi ngày

Các vấn đề liên quan đến hàm

  • Hàm phát triển không đều. Ở một số người, hàm trên và hàm dưới phát triển không đều nhau. Điều này có thể gây cản trở cho việc nói, ăn uống, nuốt và thở. Mặc dù một số trong những vấn đề này, ví dụ như răng không thẳng hàng có thể được khắc phục bằng cách niềng răng hay các khí cụ chỉnh răng khác nhưng các vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật để dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ phần hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai, tạo nên kết cấu mới cân đối và khỏe mạnh hơn.
  • Tăng độ vừa vặn cho răng giả. Những người đeo răng giả lần đầu tiên có thể cần tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh hàm rồi mới làm răng giả để răng giả vừa vặn hơn. Việc phẫu thuật còn đem lại những lợi ích lâu dài. Xương nâng đỡ răng sẽ bị thoái hóa đi theo thời gian, khiến cho răng giả không còn vừa nữa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, việc phẫu thuật miệng có thể bao gồm việc cấy ghép thêm xương vào những vùng còn quá ít xương.
  • Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Khớp thái dương hàm là phần khớp nhỏ ở đằng trước tai nơi hộp sọ và hàm dưới giao nhau, đây là nơi xuất phát các cơn đau đầu và đau vùng mặt. Đa số bệnh nhân bị rối loạn khớp thái dương hàmđều có thể được điều trị thành công bằng sự kết hợp của các loại thuốc dạng uống, vật lý trị liệu và máng nhai. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp xương là giải pháp cần thiết cho những trường hợp phức tạp và khi kết quả chẩn đoán cho thấy những vấn đề đặc biệt ở khớp xương.

Các vấn đề khác cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

  • Phục hồi chấn thương vùng mặt. Phương pháp phẫu thuật răng miệng thường được sử dụng để phục hồi các chấn thương ở vùng hàm và xương mặt.
  • Sinh thiết và loại bỏ tổn thương. Các bác sĩ phẫu thuật răng miệng có thể lấy mẫu của những mô phát triển không bình thường và sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Một số tổn thương có thể được điều trị bằng thuốc hoặc cần được loại bỏ bằng cách phẫu thuật.
  • Sứt môi và khe hở hàm ếch. Sứt môi và khe hở hàm ếch xảy ra khi toàn bộ hoặc một phần miệng và ổ mũi không phát triển đồng bộ với nhau trong thai kì. Hậu quả là môi bị hở hoặc phần vòm miệng bị tách đôi. Các bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt sẽ phối hợp với đội ngũ các chuyên gia y tế để điều chỉnh vấn đề này bằng một chuỗi các phương pháp điều trị và quá trình phẫu thuật trong nhiều năm.
  • Nhiễm trùng vùng mặt. Hiện tượng đau và sưng ở mặt, cổ hay hàm có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Hiện tượng nhiễm trùng ở vùng này đôi khi có thể trở nặng và đe dọa đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách. Một bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt có thể tham gia vào quá trình chẩn đoán và điều trị vấn đề này. Quá trình phẫu thuật (nếu cần thiết) có thể bao gồm việc cắt và loại bỏ vùng nhiễm trùng, đồng thời nhổ đi những chiếc răng bị ảnh hưởng.
  • Ngủ ngáy/ ngưng thở khi ngủ. Khi các phương pháp không phẫu thuật như dùng máng nha khoa không có tác dụng để giải quyết những vấn đề này, bạn có thể thử phương pháp phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật sẽ được tiến hành bằng cách loại bỏ đi những mô mềm của vòm họng (vùng nằm ở đằng sau của miệng) hoặc hàm dưới. Hiện nay, tia laser cũng mới được ứng dụng trong loại phẫu thuật này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phẫu thuật
Tin liên quan
Xử lý cấp cứu các vấn đề răng miệng
Xử lý cấp cứu các vấn đề răng miệng

Bất kì trường hợp răng miệng khẩn cấp nào như tổn thương đến răng, lợi cũng có thể trở nên nghiêm trọng và không nên bị coi nhẹ.

Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng
Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng dầu (oil pulling) là một phương pháp chăm sóc răng miệng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phương pháp dân gian này được cho là có tác dụng làm trắng răng, giúp cho hơi thở thơm tho và cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.

Lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe răng miệng
Lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe răng miệng

Dầu dừa ngày càng được biết đến nhiều nhờ các đặc tính có lợi cho sức khỏe, ví dụ như tốt cho tim mạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và dưỡng tóc chắc khỏe. Ngoài ra, dầu dừa còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để chăm sóc răng miệng.

Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây