1

Sữa tăng cường dinh dưỡng là gì? Lợi ích và tác hại

Hai chất phổ biến nhất được thêm vào sữa là vitamin A và vitamin D. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng ở từng nơi mà sữa sẽ được bổ sung các chất khác như sắt, kẽm hay axit folic.
Sữa tăng cường dinh dưỡng là gì? Lợi ích và tác hại Sữa tăng cường dinh dưỡng là gì? Lợi ích và tác hại

Sữa tăng cường dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới để giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thường bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống.

Sữa tăng cường dinh dưỡng có một số lợi ích so với sữa thông thường (sữa không được tăng cường dinh dưỡng)

Sữa tăng cường dinh dưỡng được sản xuất như thế nào?

Sữa tăng cường dinh dưỡng là loại sữa được bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất vốn không có trong sữa tươi nguyên chất, chẳng hạn như vitamin D và vitamin A.

Tuy nhiên, có rất nhiều chất dinh dưỡng khác có thể được thêm vào sữa, gồm có kẽm, sắt và axit folic.

Các sản phẩm sữa có bắt buộc phải tăng cường dinh dưỡng hay không và những chất nào được thêm vào sữa sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia và những chất dinh dưỡng có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất tại quốc gia đó. Một số nước trên thế giới còn có chính sách bắt buộc các sản phẩm từ sữa phải được bổ sung một số chất nhất định trước khi được bán ra thị trường. Ví dụ, tại Canada, các sản phẩm sữa đều phải được bổ sung vitamin D.

Về cách sử dụng, sữa tăng cường dinh dưỡng cũng được sử dụng giống như các loại sữa thông thường, chẳng hạn như để uống hoặc chế biến thành các món ăn khác.

Hai chất dinh dưỡng phổ biến nhất thường được thêm vào sữa là vitamin A và D mà cụ thể là vitamin A palmitate (hay retinol palmitate) và vitamin D3. Đây là những dạng hoạt động và dễ hấp thụ nhất của vitamin A và D.

Vì có khả năng chịu nhiệt nên các hợp chất này có thể được thêm vào sữa trước khi thanh trùng và đồng nhất – các bước sử dụng nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn có hại và kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm.

Các chất dinh dưỡng khác như vitamin B phải được bổ sung vào công đoạn sau vì sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa tại Việt Nam thường không được bổ sung vitamin B.

Tóm tắt: Sữa tăng cường dinh dưỡng là sữa được thêm các chất dinh dưỡng không có trong sữa nguyên chất. Hai chất thường được thêm vào sữa là vitamin A và vitamin D.

Sữa tăng cường dinh dưỡng và sữa thông thường

Sữa tăng cường dinh dưỡng là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin D. Ngoài ra, sữa còn chứa hàm lượng cao một số vitamin và khoáng chất tự nhiên.

Bảng dưới đây so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng trong 240 ml sữa tăng cường và sữa thường 2% béo: (1)

  Sữa tăng cường dinh dưỡng Sữa thường 2% béo
Lượng calo 122 123
Protein 8 gram 8 gram
Chất béo 5 gram 5 gram
Carb 12 gram 12 gram
Vitamin A 15% nhu cầu hàng ngày 8% nhu cầu hàng ngày
Vitamin B12 54% nhu cầu hàng ngày 54% nhu cầu hàng ngày
Vitamin D 15% nhu cầu hàng ngày 0% nhu cầu hàng ngày
Riboflavin (B2) 35% nhu cầu hàng ngày 35% nhu cầu hàng ngày
Canxi 23% nhu cầu hàng ngày 23% nhu cầu hàng ngày
Phốt pho 18% nhu cầu hàng ngày 18% nhu cầu hàng ngày
Selen 11% nhu cầu hàng ngày 11% nhu cầu hàng ngày
Kẽm 11% nhu cầu hàng ngày 11% nhu cầu hàng ngày

 

Như vậy là cả sữa tăng cường dinh dưỡng và sữa thường đều có giá trị dinh dưỡng cao.

 

Uống sữa rất tốt cho sức khỏe xương do sữa chứa nhiều canxi và phốt pho - hai khoáng chất chính cấu tạo nên xương. Ngoài ra, vitamin D trong sữa tăng cường dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Hơn nữa, gần 30% lượng calo trong sữa đến từ protein – một chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để phát triển các nhóm cơ và tạo ra các hợp chất tham gia chỉ đạo các quá trình trong cơ thể.

Tóm tắt: Sữa tăng cường dinh dưỡng và sữa thường đều có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt giàu vitamin B12, canxi và phốt pho. Nhưng sữa tăng cường còn cung cấp vitamin A và vitamin D – hai loại vitamin mà sữa thường không có.

Lợi ích của sữa tăng cường dinh dưỡng

So với sữa thường, sữa tăng cường dinh dưỡng mang lại một số lợi ích.

Cung cấp các chất dinh dưỡng còn thiếu trong chế độ ăn

Tăng cường (thêm chất dinh dưỡng mà thực phẩm không có) và làm giàu (bù lại chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến) là hai công đoạn được đưa vào quá trình sản xuất thực phẩm để ngăn ngừa các bệnh do thiếu hụt dinh dưỡng, chẳng hạn như còi xương, loãng xương do thiếu vitamin D.

Việc tăng cường và làm giàu bột mì hoặc sữa đã giúp xóa bỏ gần như hoàn toàn tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng ở nhiều nước trên thế giới.

Một nghiên cứu cho thấy rằng người dân ở các quốc gia sử dụng rộng rãi sữa tăng cường dinh dưỡng có lượng tiêu thụ vitamin D và nồng độ vitamin D trong máu cao hơn so với người dân ở các quốc gia mà sữa tăng cường dinh dưỡng không phổ biến. (2)

Thúc đẩy sự tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ nhỏ

Sữa tăng cường dinh dưỡng giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Đây là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở các nước này, sữa thường được bổ sung sắt và một số chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như kẽm và vitamin B.

Một bản đánh giá tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện trên tổng cộng 5.000 trẻ em cho thấy rằng sữa và các sản phẩm ngũ cốc được bổ sung sắt, kẽm và vitamin A giúp làm giảm trên 50% tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi. (3)

Trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở Pakistan, sữa có bổ sung axit folic giúp tăng lượng sắt ở trẻ 1 – 3 tuổi. (4)

Một nghiên cứu tương tự ở Vương quốc Anh ghi nhận rằng những trẻ 1 – 3 tuổi được uống sữa tăng cường dinh dưỡng có lượng tiêu thụ sắt, kẽm, vitamin A và vitamin D nhiều hơn và nồng độ vitamin D, sắt trong máu cao hơn so với những trẻ uống sữa thông thường (không tăng cường dinh dưỡng).

Ngoài ra, sữa tăng cường dinh dưỡng còn giúp cải thiện chức năng não bộ ở trẻ lớn.

Trong một nghiên cứu được thực hiện ở 296 học sinh trung học cơ sở tại Trung Quốc, những trẻ uống sữa tăng cường dinh dưỡng có nguy cơ bị thiếu vitamin B2 (riboflavin) và sắt thấp hơn. Thêm nữa, kết quả học tập của những học sinh này cũng tốt hơn so với những học sinh chỉ uống sữa tươi thông thường. (5)

Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng được thêm vào sữa còn tùy thuộc nhu cầu của từng vùng. Thông thường, trên thị trường cũng sẽ có cả những loại sữa không tăng cường dinh dưỡng để người tiêu dùng có thể lựa chọn.

Cải thiện sức khỏe xương

Sữa tăng cường dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe xương. Tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa làm tăng mật độ khoáng chất trong xương, có nghĩa là là làm cho cấu trúc xương đặc hơn và chắc hơn.

Sữa tươi nguyên chất vốn có hàm lượng canxi và phốt pho cao. Đây là hai khoáng chất chính cấu tạo nên xương.

Do đó, dù không được tăng cường dinh dưỡng thì sữa vẫn có tác dụng cải thiện sức khỏe xương bằng cách cung cấp các nguyên liệu cần thiết để tạo nên và duy trì cấu trúc xương.

Tuy nhiên, sữa tăng cường vitamin D đặc biệt tốt cho xương vì vitamin D giúp cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn.

Bổ sung đủ canxi là điều cần thiết để ngăn ngừa loãng xương – tình trạng mật độ khoáng xương giảm, khiến cho xương xốp, giòn yếu và dễ gãy. Uống sữa tăng cường vitamin D là một cách đơn giản để cơ thể hấp thụ được đủ canxi.

Tóm tắt: Sữa tăng cường dinh dưỡng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ nhỏ, tăng khối lượng và sự chắc khỏe của xương.

Nhược điểm của sữa tăng cường dinh dưỡng

Mặc dù sữa tăng cường dinh dưỡng rất có lợi nhưng cũng có một số nhược điểm.

Các nghiên cứu ước tính rằng khoảng 2/3 dân số thế giới bị chứng không dung nạp lactose và do đó, không thể tiêu hóa lượng đường trong sữa một cách bình thường. Những người không dung nạp lactose thường bị tiêu chảy và các vấn đề về đường ruột khác sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.

Những người không dung nạp lactose hoặc có phản ứng tiêu cực với các sản phẩm từ sữa nên tránh cả sữa tăng cường dinh dưỡng cũng như sữa không tăng cường dinh dưỡng và chọn các sản phẩm sữa không có lactose. Còn nếu bị dị ứng sữa thì phải tránh tất cả các sản phẩm từ sữa động vật. Thay vào đó, nên chọn các loại sữa thực vật, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.

Ngoài ra, không phải loại sữa tăng cường dinh dưỡng nào cũng lành mạnh.

Ví dụ, sữa sô cô la hay sữa dâu cũng có thể được bổ sung vitamin A và vitamin D giống như sữa trắng nhưng lại thường chứa nhiều đường và chất phụ gia. Việc tiêu thụ nhiều các thành phần này sẽ không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên chọn sữa trắng có ít hoặc không đường.

Một điều nữa cần lưu ý là về hàm lượng chất béo. Nhiều người thường chọn mua các sản phẩm ít béo hoặc tách béo nhưng việc uống sữa tăng cường dinh dưỡng tách béo sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin A và vitamin D. Đây là hai loại vitamin tan trong chất béo nên cần phải có chất béo trong quá trình tiêu hóa thì cơ thể mới có thể hấp thụ một cách hiệu quả.

Tóm tắt: Những người không dung nạp lactose không nên uống sữa động vật hoặc chọn các sản phẩm không có lactose, ví dụ như sữa hạt. Một số loại sữa tăng cường dinh dưỡng có chứa các thành phần không lành mạnh như đường và chất phụ gia. Không nên chọn sữa tách béo vì cơ thể cần chất béo để hấp thụ được toàn bộ các vitamin tan trong chất béo được thêm vào sữa.

Tóm tắt bài viết

Sữa tăng cường dinh dưỡng là sữa được thêm các chất dinh dưỡng mà sữa nguyên chất không có.

Hai chất phổ biến nhất được thêm vào sữa là vitamin A và vitamin D. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng ở từng nơi mà sữa sẽ được bổ sung các chất khác như sắt, kẽm hay axit folic.

Uống sữa tăng cường dinh dưỡng giúp cung cấp các chất bị thiếu trong chế độ ăn, ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, giúp trẻ tăng trưởng, phát triển toàn diện và cải thiện sức khỏe xương.

Tuy nhiên, nếu không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng với sữa thì nên chọn các sản phẩm không chứa lactose hoặc sữa thực vật.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe
Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe

Đậu phộng rất giàu protein, chất béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy đậu phộng thậm chí còn có ích cho việc giảm cân và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Quả dâu tằm: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Quả dâu tằm: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Dâu tằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây