Sàng lọc các các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh bằng MSMS - Bộ y tế 2018
I. NGUYÊN LÝ
MSMS là thiết bị sử dụng để phân tách và định lượng các ion dựa trên tỷ số khối lượng/ điện tích của chúng (mass/charge ratio). MSMS tạo ra các phần tử tích điện từ mẫu cần phân tích, sau đó sử dụng điện và từ trường để phân tách và đo lường khối lượng của các phần tử tích điện. Bộ phận phát hiện sẽ tạo ra đồ thị phổ khối của các đỉnh có thể định lượng được bằng các chuẩn nội để xác định lượng mỗi chất có mặt trong mẫu.
- MSMS gồm 2 MS nối với nhau bởi một bộ phận gọi là collision cell. Trước khi đi vào MS thứ nhất, mẫu được ion hoá bằng fast atom bomardment hoặc electrospray. (FAB-MS/MS hoặc ES-MS/MS). Quá trình này tạo điện tích nhưng không phân cắt các hợp chất hữu cơ trong mẫu.
- MS thứ nhất phân tách các ion gốc (parent ions) theo trình tự số khối (mass/charge ratio) và chuyển sang bộ collision chamber.
- Bộ phận collision chamber phân cắt các ion gốc chuyển các mảnh ion sang MS thứ hai. Mẫu hình của các mảnh ion của mỗi ion gốc được phân tích và so sánh với phổ đã biết của các chất chuẩn nội. Toàn bộ quá trình ion hoá và phân tích kết quả mất khoảng 2 phút.
- MS/MS là một công cụ hiệu quả giúp sàng lọc các rối loạn chuyển hoá acid béo, acid amin và acid hữu cơ niệu.
- Định lượng acid amin, carnitine tự do và acylcarnitine bằng NeoMass AAAC kit đòi hỏi phải tách chiết mẫu máu thấm khô bằng dung dịch chứa nội chuẩn đồng vị ổn định (Stable isotope labeled internal standards) và phân tích trên MSMS. Tín hiệu của mỗi chất phân tích trong mẫu so với nội chuẩn tỷ lệ với nồng độ của chất phân tích trong mẫu. Dữ liệu được thu nhận bằng phương pháp MRM (Multiple Reaction Monitoring). Trong phương pháp này, sản phẩm của mỗi chất phân tích sau khi qua bộ phận va chạm (collision cell) được đo lường. Dữ liệu được thu và sử lý bởi phần mền cung cấp cho hệ thống.
- Hệ thống MS ba tứ cực (triple quadrupole) sử dụng cho phép đo lường này được kiểm soát bằng máy tính, phát hiện các phân tử ion hoá trong mẫu theo số khối(m/z). Mẫu tách chiết được đưa vào bộ ion hoá bằng tia điện (electrospray ionization- ESI) của MS nhờ hệ thống sắc ký lỏng (LC), bao gồm bơm mẫu tự động, bơm, khử khí của dung môi . ESI tạo sự ion hoá nhẹ, nơi mà các ion được tạo thành khi dung môi bay hơi. ESI tạo các phân tử proton hoá hoặc khử proton, được lựa chọn để đưa vào máy phân tích khối để phát hiện.
- Trong hệ thống MSMS, các ion được lựa chọn của các chất phân tích được phân tách trong tứ cực thứ nhất (Q1), chuyển sang tứ cực thứ 2 (Collision cell) nơi mà khí trơ có áp lực cao gây phân mảnh đặc hiệu. Một ion sản phẩm của mỗi chất phân tích được lựa chọn đưa vào Q3 và phát hiện bởi đầu dò.
II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Người thực hiện kỹ thuật có trình độ phù hợp
2. Phương tiện, hóa chất
- Phương tiện:
- Hệ thống LCMSMS 8040 của Shimadzu
- Máy đục lỗ giọt máu thấm khô DBS 100 của ...
- Máy lắc
- Tủ hôt, máy ly tâm và các trang thiết bị PXN
- Hóa chất:
Hóa chất | Chuẩn bị | Độ bền sau khi mở/pha loãng (ở +2° C đến + 8°C) |
Mẫu kiểm tra chất lượng (QC samples) | Sẵn sàng để sử dụng | 1 tháng |
Chất nội chuẩn Aminoacids (AA) |
Hòa tan/pha loãng | 1 tháng |
Chất nội chuẩn Acylcarnitines (AC) | Hòa tan/pha loãng | 1 tháng |
Chất nội chuẩn Succinylacetone (SUAC) | Hòa tan/pha loãng | 1 tháng |
Chất nội chuẩn Argininosuccinic acid (ASA) | Hòa tan/pha loãng | 1 tháng |
Dung dịch chiết (Extraction Solution) | Sẵn sàng để sử dụng | 1 tháng |
Dung dịch rửa giải (Elution Solution) | Sẵn sàng để sử dụng | 1 tháng |
3. Người bệnh: người bệnh và người nhà người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.
4. Phiếu xét nghiệm:
- Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
- Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
- Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Lấy bệnh phẩm
- Mẫu máu thấm khô (Dry blood spot).
2. Tiến hành kỹ thuật
2.1. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn nội gốc (ISTD stock solutions) (chỉ làm lần đầu tiên sử dụng bộ kít):
- Để lọ chất nội chuẩn và dung dịch chiết về nhiệt độ phòng (18 đến 25°C)
- Thêm vào lọ chất nội chuẩn acid amin (AA) 1 mL dung dịch chiết và lắc kỹ đến khi tan hết trong 30 phút bằng máy lắc. Dung dịch này bền trong 30 ngày khi đóng kín và bảo quản trong tủ lạnh (+2 đến +8°C).
- Thêm vào lọ chất nội chuẩn acylcarnitines (AC) 1 mL dung dịch chiết và lắc kỹ đến khi tan hết trong 30 phút bằng máy lắc. Dung dịch này bền trong 30 ngày khi đóng kín và bảo quản trong tủ lạnh (+2 đến +8°C). Ngay sau khi sử dụng, bảo quản ở -20oC.
2.2. Chuẩn bị dung dịch làm việc hàng ngày (daily working solution)
- Các dung dịch làm việc hàng ngày được chuẩn bị bằng cách pha loãng các dung dịch chất nội chuẩn đã hòa tan ở trên theo tỉ lệ 1: 100 (v/v) bằng dung dịch chiết. Ví dụ: dùng pipet lấy 100 μl dung dịch axit amin và 100 μl dung dịch acylcarnitine vào 9,8 mL dung dịch chiết, lắc đều. Lượng này đủ dung cho đĩa 96 giếng.
- Dung dịch làm việc hàng ngày này bền trong 2 tuần khi được bảo quản trong tủ lạnh ở 2 đến 8°C trong lọ thủy tinh kín.
- Hàng ngày dựa trên lượng mẫu, tính toán để pha lượng thuốc thử vừa đủ. Nên pha hàng ngày.
2.3. Chuẩn bị mẫu:
- Các lọ dung dịch hóa chất, nội chuẩn được để ở nhiệt độ phòng ( 20°C đến 25°C) ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu làm xét nghiệm.
- Các bước thực hiện
1. Sử dụng máy đục lỗ DBS 100, cắt hình tròn đường kính 3 mm từ mẫu máu thấm khô của người bệnh vào các giếng tương ứng trên khay có đáy chữ U
2. Cắt hình tròn đường kính 3 mm của ba mẫu QC ba mức vào các giếng tương ứng trên khay có đáy chữ U, lặp lại mỗi mức QC hai giếng
3. Thêm 100 uL thuốc thử hàng ngày (chứa nội chuẩn) vào mỗi giếng có mẫu máu thấm khô.
4. Đậy khay bằng tấm dính và ủ trên máy lắc 20 phút với tốc độ lắc 650 vòng/ phút. Chú ý đảm bảo sau khi xong chuyển ngay sang bước tiếp theo.
5. Chuyển 70 uL dịch chiết từ mỗi giếng chữ U sang giếng tương ứng của khay đáy chữ V. Đậy khay bằng tấm nhôm để tránh bay hơi.
6. Đưa khay đã được đậy tấm nhôm vào bộ phận bơm mẫu tự động máy LCMSMS 8040
2.4. Vận hành MSMS
- Khởi động phần mềM ứng dụng trên hệ thống, tạo worklist sử dụng nồng độ nội chuẩn thích hợp.
IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Xét nghiệm giúp phát hiện các bất thường bẩm sinh. Danh sách các bệnh Sàng lọc bằng kit NeoMass
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018
Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.
Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội trên nhiễm sắc thể thường (autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là một bệnh thận di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh thì con cái cũng có thể bị bệnh.
Nghe có vẻ vô lý nhưng trên thực tế, ánh sáng có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Liệu pháp ánh sáng có thể giúp điều trị một số rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là những rối loạn giấc ngủ do rối loạn nhịp sinh học. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về những lợi ích của liệu pháp ánh sáng đối với giấc ngủ.
Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để xem bạn hoặc bạn tình có mang đột biến di truyền có thể gây rối loạn di truyền nghiêm trọng ở em bé hay không
Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.
- 1 trả lời
- 1281 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 2034 lượt xem
Bé nhà em sinh non lúc mẹ mới 29 tuần 5 ngày, bé nặng 1,3kg ạ. Hiện giờ bé đã được 2 tháng và tăng lên 3,2kg. Em bị mất sữa nên bé không được uống sữa mẹ. Em cho bé uống sữa similac neosure iQ dành riêng co trẻ sinh non bị nhẹ cân. Hàng ngày bé uống 10 cữ, mỗi cữ khoảng 70-80ml. Bé uống vậy có nhiều không ạ? Và sau bao lâu thì em được đổi sang sữa bình thường cho bé? Vì theo như trong lon sữa có ghi là bé đủ 8kg mới đổi sữa ạ.
- 1 trả lời
- 852 lượt xem
Bé nhà em đang được 3 tháng 20 ngày ạ. Em đang cho bé uống chỉ 20ml sữa Nan một ngày, nhưng bé không chịu uống. Em đang định chuyển qua sữa Similac cho bé uống không biết có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1228 lượt xem
Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1143 lượt xem
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?