1

Tiếp cận chẩn đoán và nguyên tắc điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015 

1. KHÁI NIỆM

  •  Các rối loạn chuyển hóa hoặc các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS) gây nên bởi sự tắc nghẽn (một phần hoặc hoàn toàn) một con đường chuyển hóa thiết yếu của cơ thể. Nhóm bệnh lý này bao gồm rất nhiều các rối loạn khác nhau.
  •  Điều trị và giám sát các r ối loạn chuyển hóa có thể rất phức tạp và nên có sự kết hợp chặt trẽ của các bác sỹ chuyên khoa về chuyển hóa.
  •  Hầu hết các rối loạn là di truyền lặn nhiễm sắc thể thường.
  •  Nhiều các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh biểu hiện ở tuổi sơ sinh hoặc sau đó một thời gian ngắn. bệnh nhân cũng có thể xuất hiện triệu chứng muộn hơn, hoặc biểu hiện bằng các đợt tái phát.

2. KHAI THÁC TIỀN SỬ VÀ BỆNH SỬ

- Tiền sử gia đình liên quan đến cha mẹ: cùng huyết thống? chủng tộc, tiền sử anh chi em ruột tử vong giai đoạn sơ sinh không giải thích được nguyên nhân, hoặc hội chứng chết đột ngột ở trẻ nhũ nhi...

- Các biểu hiện của rối loạn chuyển hóa ở các lứa tuổi khác nhau:

- Giai đoạn sơ sinh:

  • Bú kém, bỏ bú hoặc nôn
  • Giảm trương lực cơ
  • Bất thường hô hấp, ngừng thở
  • Bệnh não tiến triển hoặc co giật
  • Bệnh cảnh lâm sàng thường nhầm với nhiễm trùng nặng

- Ở trẻ lớn hơn:

  • Nôn mất nước nặng tái phát không giải thích được.
  • Các đợt giống như đột quỵ
  • Suy gan và thận cấp
  • Bệnh lý cơ tim
  • Bệnh lý não và co giật không giải thích được

- Các triệu chứng có thể âm thầm:

  • Chậm phát triển tinh thần hoặc thoái triển.
  • Bộ mặt thô bất thường hoặc bất thường xương.
  • Rối loạn tâm thần.
  • Bất thường về chuyển hóa sau một thay đổi về chế độ ăn: ví dụ sau khi chuyển sang chế độ ăn đặc, nhịn đói hoặc sau hoạt động thể lực gắng sức.
  • Thèm hoặc từ chối loại thức ăn nào đó.

3. ĐÁNH GIÁ

  •  Hệ thần kinh trung ương: kích thích, thay đổi tri giác, rối loạn cử động, giảm trương lực cơ, co giật, hôn mê.
  •  Các triệu chứng tiêu hóa: bú kém, nôn/mất nước, vàng da kéo dài.
  •  Chậm phát triển tinh thần, chậm nhận thức và chậm vận động hoặc thoái triển.
  •  Có toan chuyển hóa không?
  •  Có hạ đường máu không?
  •  Có xeton niệu không?
  •  Có tăng ammoniac máu không?
  •  Phát hiện các mùi bất thường : như mùi đường cháy trong MSUD, mùi tất thối trong isovaleric academia, mùi mốc trong phenylketonuria.

4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ GIÁM SÁT

4.1. Bước 1: Các xét nghiệm cấp cứu cơ bản và xử trí ban đầu:

- Tạm ngừng ăn các chất có xu hướng gây đ ộc khi có bất thường về chuyển hóa (protein, chất béo, galactose, fructose).

- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch và thu thập bệnh phẩm máu xét nghiệm cấp cứu:

  •  Đường máu, khí máu, ammoniac, lactate, điện giải đồ, công thức máu , CRP, CK, LDH, SGOT, SGPT, creatinine, ure, đông máu toàn bộ.
  •  Bảo quản plasma để phân tích axit amin, acylcarnitine.
  •  Thu thập và bảo quản giọt máu thấm trên giấy Guthrie, để khô tại trong điều kiện nhiệt độ phòng để phân tích axit amin và acylcarnitine và có thể chiết tách DNA khi cần.

- Thu thập nước tiểu:

  •  Kiểm tra màu sắc, mùi.
  •  Tổng phân tích (xeton, đường, protein, pH...).
  •  Bảo quản nước tiểu thu thập ở giai đoạn cấp của bệnh( nước tiểu tươi hoặc thấm trên giấy thấm khô ) cho các xét nghiệm như: phân tích axit hữu cơ, các xét nghiệm chuyển hóa khác.

- Nếu có chọc dịch não tủy: bảo quản dịch não tủy ở tủ âm ngay lập tức.

- Bắt đầu bằng truyền dung dịch glucose 10%, 150 ml/kg/ngày (10mg / kg /phút, khoảng 60 kcal/kg/ngày), bổ sung điện giải thích hợp. Bổ sung glucose với tốc độ này đảm bảo lượng đường được sản xuất bởi gan, và thông thường là đủ cho các bệnh lý giảm dung nạp khi đói như các b ệnh dự trữ glycogen hoặc rối loạn chuyển hóa axit béo chuỗi trung gian. Nhưng không đủ cho các trường hợp có sự dị hóa trầm trọng như bệnh lý axit hữu cơ, thiếu hụt chu trình ure. Nhưng lại có xu hướng nguy hiểm cho các bệnh lý mitochondrial (đặ c biệt khi thiếu hụt pyruvate dehydrogenase ) vì khi bổ xung glucose với tốc độ cao tăng toan chuyển hóa axit lactic . Lợ i ích củ a truy ền glucose tốc độ lớn có lợi ích nhiều hơn là nguy cơ nhưng phải kiểm tra đều đặn lactate và tình trạng cân bằng axit base.

- Các xét nghiệm bổ sung khi cần thiết: chẩn đoán hình ảnh sọ não, điện tâm đồ, siêu âm tim nếu cần.

- Các kết quả xét nghiệm cấp cứu nên có trong khoảng từ 30-60 phút. Tại thời điểm này sẽ quyết định các xét nghiệm chuyên sâu và điều trị bổ sung.

4.2. Bước 2: Điều trị và chỉ định các xét nghiệm tiếp theo dựa trên kết quả các xét nghiệm ban đầu:

- Nếu các xét nghiệm cấp cứu có bất thường -> chẩn đoán và điều trị theo hướng phù hợp với các bất thường (được giới thiệu ở các phần riêng):

  •  Hạ đường máu.
  •  Tăng ammoniac máu.
  •  Toan chuyển hóa.
  •  Tăng lactate máu.
  •  Bệnh lý gan nặng.

Nguyên tắc:

- Đảm bảo năng lượng cần thiết cho mỗi lứa tuổi và cân nặng để tránh dị hóa (ví du: truyền dung dịch glucose 10% khi nghi ngờ thiếu hụ t chu trình urea ,
bệnh lý axit amin, axit hữu cơ máu).

- Các thuốc đường tĩnh mạch có tác dụng thải độc hoặc bổ xung các chất chuyển hóa thiếu được sử dụng theo các chỉ định cụ thể ở bảng 2 (ví dụ: carnitine, arginine, Na-benzoate, vitamine...)

- Lọc máu tại điều trị tích cực có thể được chỉ định nếu tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh do tích tụ các chất chuyển hóa gây độc.

- Nếu các kết quả xét nghiệm cấp cứu ban đầu không có bất thường để định hướng chẩn đoán nhưng vẫn có khả năng mắc RLCHBS:

  •  Tiếp tục truyền dung dịch glucose
  •  Xem xét lại tiền sử , bệnh sử và các dấu hiệu lâm sà ng. Hộ i chẩn với bác sỹ chuyên khoa (có thể qua điện thoại)
  •  Sau khi thảo luận , gửi bệnh phẩm để xét nghiệm chuyển hóa đặ c hiệu (kết quả nên có trong vòng 24-48 giờ đối với các bệnh RLCHBS có khả năng điều trị.

- Giọt máu thấm khô để phân tích acylcarnitine và axit amin

- Bệnh phẩm plasma để phân tích axit amin và acylcarnitine

- Bệnh phẩm nước tiểu để xét nghiệm axit hữu cơ

- Giám sát điện giải đồ , glucose, lactate, tình trạng toan kiềm (duy trì Na máu > 135 mmol/l để tránh phù não)

Bảng 1. Phân tích các kết quả của các xét nghiệm cấp cứu trong chẩn đoán các RLCHBS

bt; bình thường; MSUD = maple syrup urine disease.

 

Bảng 2. Các thuốc sử dụng trong cấp cứu các RLCHBS

Thuốc Chỉ định Liều lượng Tĩnh mạch Uống
L-Carnitine Các bệnh axit hữu cơ máu; thiếu hụt vận
chuyển carnitine; RLCH axit béo chuỗi trung gian, các bệnh mitochondrial
Tiêm tĩnh mạch (chỉ dùng cho b ệnh lý axit hữu cơ máu): 50 mg/kg, sau đó 100 mg/kg/ngày truyền liên tục hoặc uống X X
L-Arginine-HCl Tăng ammoniac máu Tiêm máy 2 mmol (350mg)/kg trong 90 phút, sau đó duy trì 2-4 mmol (350-700 mg)/kg/ngày X  
Na-Benzoate Tăng ammoniac máu  Tiêm máy 250 mg/kg trong 2 giờ, sau đó duy trì 250 mg/kg/ngày X  
Na-
phenylbutyrate

Tăng ammoniac máu

250 mg/kg/ngày (uống, chia 3 lần/ngày)

  X
Carbamylglutamate

Tăng ammoniac máu

100 mg/kg/ngày (uống, chia 3 lần/ngày)

  X
Hydroxocobalamin (B12) Methylmolonicacademia; rối loạn chuyển hóa cobalamin, thiếu hụt transcobalamin II; RLCH homocysteine 1 mg/ngày (Tĩnh mạch hoặc tiêm bắp; 1 lần/ngày) X  
Biotin (vitamin H) Thiếu hụt biotinidase; toan lactate 10-15 mg/ngày (uống 1 lần/ngày)   X

Riboflavin 

(Vitamine B2)

Glutaric academia typ II 150 mg/ngày (I.V.; chia 3 lần/ngày) X  

Thiamine

(vitamin B1)

Toan lactate  Từ 0-3 tuổi: 150mg/ngày, > 3 tuổi 300mg/ngày; (I.V., chia 3 lần/ngày) X  
Pyridoxine
(vitamin B6)
Co giật đáp ứng với
vitamin B6; RLCH homocysteine
100 mg
100 -500 mg/ngày (I.V., 1 liều/ngày)
X X

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/01/2015.

Tin liên quan
Rối loạn cương dương tạm thời: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Rối loạn cương dương tạm thời: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Rối loạn cương dương là một trong những vấn đề về chức năng tình dục phổ biến nhất ở nam giới. Trong nhiều trường hợp thì rối loạn cương dương chỉ là vấn đề tạm thời.

Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Điều trị khỏi bệnh lao, có thể sinh tiếp được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  438 lượt xem

Bảy năm trước, sau khi sinh bé gái đầu lòng khỏe mạnh, em bị lao kháng thuốc. Điều trị đủ 2 lần, nay sức khỏe em đã trở lại bình thường nên vợ chồng em muốn sinh thêm bé nữa. Nhưng nghe nhiều người nói kháng sinh diệt vi trùng lao có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé. Như vậy, có đúng không, thưa bs?

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  826 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  747 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  937 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  508 lượt xem

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu khoảng 6 tuần thì bị sẩy tự nhiên. Hai năm sau, em bị sẩy thai lúc 7 tuần. Và cách đây 10 ngày, em lại bị sẩy thai tự nhiên lúc 13 tuần. Vậy, em phải đến đăng ký khám thai ở Bệnh viện nào ở Bệnhj viện nào để tìm hiểu nguyên nhân sẩy thai liên tiếp như thế ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây