1

Rửa toàn bộ hệ thống tiêu hoá - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Rửa toàn bộ hệ thống tiêu hoá là một phương pháp tẩy rửa làm sạch đường tiêu hóa, ngăn chặn sự hấp thụ thêm độc chất. Rửa toàn bộ hệ thống tiêu hoá thường yêu cầu số lượng nước lớn đi qua đường tiêu hóa nên dễ dẫn đến rối loạn nước, điện giải vì thế cần thận trọng và theo dõi sát áp dụng phương phápnày.
  •   Để đảm bảo cân bằng nước và điện giải, tránh biến chứng rối loạn điện giải trầm trọng nên sử dụng dung dịch polyethylene glycol (PEG-ELS,thường dùng nhất là Fortrans) để rửa ruột.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Các trường hợp ngộ độc cấp, trẻ ăn hoặc uống các độc chất tồn tại lâu trong ống tiêu hóa như quá liều các loại thuốc giải phóng chậm, thuốc làm giảm nhu động ruột, các thuốc, hoá chất có chứa kim loại...
  •  Trẻ uống các chất độc không thể hấp thụ được bằng than hoạt tính.
  •  Trước phẫu thuật đường tiêu hóa (khi người bệnh ăn chưa quá 6 giờ).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Mới phẫu thuật, tổn thương viêm loét đường tiêu hóa.
  •  Ngộ độc acid hoặc base mạnh hoặc ngộ độc sau 6 tiếng.
  •  Các biểu hiện của tổn thương thực quản, bỏng, dò thực quản.
  •  Trẻ suy kiệt nặng
  •  Thủng dạ dày
  •  Có dấu hiệu của tắc ruột hoặc bán tắc ruột.
  •  Có xuất huyết tiêu hóa nặng.
  •  Nôn nặng, liên tục.
  •  Rối loạn ý thức có nguy cơ sặc, trào ngược chưa được đặt nội khí quản.
  •  Rối loạn huyết động.
  •  Tình trạng mất nước.
  •  Các các bệnh lý nặng khác kèm theo như suy tim, suy hô hấp.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Một bác sĩ thăm khám ra chỉ định, theo dõi tình trạng diễn biến người bệnh và đáp ứng điều trị.
  •  Một điều dưỡng viên đã được huấn luyện, đeo mũ khẩu trang.

2. Phương tiện, dụng cụ

- Bộ dụng cụ rửa tay, sát khuẩn: 01

- Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân: 01

- Bộ dụng cụ, thuốc thủ thuật: 01

- Bộ dụng cụ, thuốc cấp cứu khi làm thủ thuật: 1 xe cấp cứu gồm:

+ Dụng cụ, máy theo dõi

+ Bộ ống thông dạ dày (01 chiếc)

+ Canuyn guedel (01 chiếc)

+ Thuốc xịt Lidocain 2%.

+ Thuốc Fortrans 2 - 10 gói thành phần:

  •  Macrogol 4000 64 g
  •  Sodium sulfate khan 5,7 g
  •  Bicarbonate sodium 1,68 g
  •  Sodium chlorure 1,46 g
  •  Potassium chlorure 0,75 g
  •  Tá dược: saccharine sodium, hương vị trái cây.

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Trẻ lớn còn tỉnh táo, trẻ cần được giải thích để có thể hợp tác uống thuốc tẩy, đặt tư thế đầu nghiêng an toàn tránh nôn trào ngược.
  •  Trẻ hôn mê cần được đặt nội khí quản để bảo vệ đường thở.
  •  Cha mẹ, người giám hộ trực tiếp của trẻ cần được giải thích quy trình sẽ tiến hành, trẻ có thể nôn mửa, đại tiện phân lỏng nhiều lần, số lượng nhiều.

4. Bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế.

  •  Ghi chép nhận xét diễn biến trước và sau rửa ruột toàn bộ: mạch nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
  •  Xét nghiệm sau rửa toàn bộ đường tiêu hoá: điện giải, chức năng thận, kết quả Xquang ổ bụng sau rửa.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án: kiểm tra chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật.

2. Chuẩn bị người bệnh: xem các chức năng sống để xác định trẻ có đảm bảo khi tiến hành thủ thuật đặc biệt tình trạng hô hấp, kiểm soát và bảo vệ đường thở nếu người bệnh hôn mê, hoặc suy hô hấp.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Đặt trẻ nằm đầu thấp, mặt nghiêng về bên trái.

- Trải 1 tấm nilon lên phía đầu giường và quàng 1 tấm quanh cổ của trẻ.

- Đặt thùng hứng nước bẩn.

- Trường hợp trẻ hôn mê, suy hô hấp, người làm thủ thuật cần tiến hành hút dịch hầu họng, bóp bóng đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu cần thiết.

- Bảo đảm tuần hoàn: ổn định huyết động nếu có shock (theo dõi huyết áp liên tục, monitor, đặt catheter, truyền dịch, thuốc vận mạch như dopamin, noradrenalin, dobutamin.).

- Chống co giật midazolam, diazepam, bảo vệ đường thở đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu cần.

- Tiến hành đặt ống thông dạ dày và rửa dạ dày theo quy trình rửa dạ dày hệ thống kín.

+ Đặt ống thông vào dạ dày theo đúng quy trình đặt ống thông dạ dày. Kiểm tra xem ống đã vào đúng dạ dày chưa. Cố định ống thông.

+ Trước khi rửa nên hạ thấp đầu phễu dưới mức dạ dày để nước ứ đọng trong dạ dày chảy ra hoặc dùng bơm tiêm để hút dịch dạ dày ra. Lưu mẫu dịch dạ dày làm xét nghiệm.

+ Cắm phễu hoặc bốc, nâng cao ít nhất 30cm so với người bệnh.

+ Đổ nước khoảng 50 - 200ml nước/lần tuỳ theo độ tuổi của trẻ, hạ thấp đầu ống vào trong chậu cho nước tự chảy ra hoặc dùng máy hút hút ra.

+ Lập lại cho đến khi nước chảy ra trong, không còn thức ăn, không còn mùi.

+ Trong khi rửa cần hạn chế đưa không khí vào dạ dày.

+ Lượng nước rửa

  •  Với lân hữu cơ phải pha than hoạt trong những lít đầu tiên và rửa khoảng 10 lít lần đầu, khoảng 5 lít với lần hai.
  •  Với thuốc ngủ: 5-10 lít và chỉ rửa một lần đến khi nước trong.

- Sau khi rửa dạ dày, thay ống thông dạ dày bằng ống thông tá tràng (nếu có thể)

- Tiến hành pha mỗi gói Fortrans với 1000ml nước.

- Cho trẻ ngồi hoặc nằm tư thế Fowler 45 độ. Uống hoặc nhỏ giọt qua sonde dạ dày.

- Liều lượng tốc độ bơm thuốc như sau:

  •  Trẻ 9 tháng - 12 tuổi: 20ml/kg/giờ.
  •  Từ 12 tuổi đến 18 tuổi: 1000ml/giờ

- Quá trình rửa toàn bộ ruột hiệu quả nhất khi tiến hành trong 4 - 6giờ.

- Theo dõi kết quả cho tới khi trẻ đại tiện phân nước trong và chụp X.quang bụng lại thấy hết hình ảnh cản quang độc chất.

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi monitor, các chỉ số mạch nhiệt độ, huyết áp, Sp02, nhịp tim.
  •  Tình trạng chướng bụng, nôn mửa.
  •  Chụp lại Xquang ổ bụng sau rửa, đánh giá hiệu quả tẩy rửa ruột.
  •  Tình trạng nước điện giải trước và sau rửa ruột toàn bộ.

VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

  •  Nôn (đặc biệt sau bơm vào dạ dày quá nhanh): Dùng thuốc chống nôn,theo dõi điện giải.
  •  Suy tim sung huyết ở trẻ có các bệnh lý tim mạch hoặc thận mạn tính: đánh giá khối lượng tuần hoàn, oxy, thuốc trợ tim, lợi tiểu.
  •  Thủng ruột, hội chứng Mallory-Weiss, thủng thực quản: cần phẫu thuật can thiệp.
  •  Viêm phổi sặc, phổi bị tổn thương cấp tính: kháng sinh chống viêm, thở máy với PEEP.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Huyết đồ bằng hệ thống tự động hoàn toàn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật hở lấy sỏi thận sỏi niệu quản + kết hợp nội soi mềm để lấy toàn bộ sỏi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phụ nữ bị tiểu đường type 2 có thể mang thai an toàn không?
Phụ nữ bị tiểu đường type 2 có thể mang thai an toàn không?

Phụ nữ bị tiểu đường type 2 vẫn có thể mang thai bình thường nhưng có một số điều cần lưu ý để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Mang thai khi mắc bệnh tiểu đường có an toàn không?
Mang thai khi mắc bệnh tiểu đường có an toàn không?

Những phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ cao hơn so với những người không bị tiểu đường nên cần được theo dõi sát sao hơn trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?

Cho dù mục đích là giảm cân hay kiểm soát bệnh tiểu đường thì việc cắt giảm lượng đường vào cơ thể cũng là một điều cần thiết. Thay nước ngọt thông thường bằng nước ngọt dành cho người ăn kiêng là một cách hữu hiệu để giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn uống. Đồ uống không calo sẽ là lựa chọn tốt hơn so với các loại có đường và có nhiều loại chất làm ngọt an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường.

Nhịn ăn gián đoạn có an toàn với người bị tiểu đường type 2 không?
Nhịn ăn gián đoạn có an toàn với người bị tiểu đường type 2 không?

Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp ăn kiêng trong đó người thực hiện chỉ được ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó là một khoảng thời gian ăn ít hoặc không ăn gì. Thời gian nhịn ăn có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Mật ong hay đường kính trắng: Chất làm ngọt nào an toàn hơn cho bệnh tiểu đường?
Mật ong hay đường kính trắng: Chất làm ngọt nào an toàn hơn cho bệnh tiểu đường?

Các chất làm ngọt thường được thêm vào đồ ăn, thức uống như đường kính trắng và mật ong nằm gần đầu danh sách các loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đường kính trắng và mật ong đến lượng đường trong máu là khác nhau.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1272 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  918 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3231 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1254 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  988 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây