1

Rối loạn căng thẳng cấp tính là gì?

Rối loạn căng thẳng cấp tính (acute stress disorder) thường xảy ra trong vòng một tháng sau sự kiện gây căng thẳng. Các triệu chứng cũng tương tự như triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic stress disorder) nhưng rối loạn căng thẳng cấp tính chỉ là tạm thời, thường kéo dài từ vài ngày đến một tháng. Tuy nhiên, một số người sau khi bị rối loạn căng thẳng cấp tính lại tiếp tục gặp phải tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Rối loạn căng thẳng cấp tính là gì? Rối loạn căng thẳng cấp tính là gì?

Rối loạn căng thẳng cấp tính là gì?

Rối loạn căng thẳng cấp tính là một dạng rối loạn lo âu xảy ra trong vòng vài tuần sau một sự kiện gây ảnh hưởng đến tâm lý. Tình trạng này diễn ra trong ít nhất ba ngày và có thể kéo dài đến một tháng. Những người mắc rối loạn căng thẳng cấp tính có các triệu chứng tương tự như rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Nguyên nhân gây rối loạn căng thẳng cấp tính

Rối loạn căng thẳng cấp tính có thể xảy ra sau khi trải qua, chứng kiến hoặc đối mặt với một sự việc nào đó gây sợ hãi, hoảng loạn hoặc bất lực, ví dụ như:

  • Sự qua đời của người thân
  • Bản thân hoặc một người thân thiết mắc bệnh hiểm nghèo hoặc gặp tai nạn nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng hoặc sự toàn vẹn cơ thể

Ai có nguy cơ bị rối loạn căng thẳng cấp tính?

Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn căng thẳng cấp tính sau một sự kiện gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu như:

  • Đã từng trải qua, chứng kiến hoặc phải đối mặt với một sự kiện tương tự trước đây
  • Tiền sử rối loạn căng thẳng cấp tính hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn
  • Tiền sử có vấn đề tâm thần
  • Tiền sử rối loạn phân ly trong khoảng thời gian xảy ra các sự kiện gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý

Triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính

Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính gồm có:

Rối loạn phân ly

Người bị rối loạn căng thẳng cấp tính thường bị rối loạn phân ly với các triệu chứng sau đây.

  • Cảm giác tách biệt hoặc không có cảm xúc với những sự việc diễn ra xung quanh
  • Giảm nhận thức về thế giới xung quanh
  • Có cảm giác thế giới xung quanh xa lạ hoặc không thực tế
  • Giải thể nhân cách, xảy ra khi suy nghĩ hoặc cảm xúc dường như không có thật hoặc dường như không thuộc về bản thân mình
  • Chứng mất trí nhớ phân ly, tình trạng không thể nhớ một hoặc nhiều khía cạnh quan trọng của biến cố

Trải nghiệm lại biến cố

Người bị chứng rối loạn căng thẳng cấp tính thường liên tục trải nghiệm lại biến cố theo một hoặc nhiều cách sau:

  • Có những hình ảnh, suy nghĩ, ác mộng, ảo ảnh hoặc những đoạn hồi tưởng lặp đi lặp lại về biến cố
  • Cảm giác như đang trải qua biến cố một lần nữa
  • Cảm thấy buồn bã hoặc sợ hãi khi có điều gì đó gợi nhắc đến biến cố

Tránh né

Người bệnh có thể tránh những yếu tố gợi nhắc lại biến cố, chẳng hạn như:

  • Người có liên quan
  • Nói đến sự việc đó
  • Đến nơi xảy ra sự việc
  • Vật có liên quan
  • Các hoạt động có liên quan
  • Suy nghĩ
  • Cảm xúc

Lo lắng hoặc hưng cảm

Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính có thể gồm có cả lo lắng và hưng cảm. Các triệu chứng này có thể gây:

  • khó ngủ
  • cáu kỉnh
  • khó tập trung
  • luôn muốn cử động, không thể ngồi yên
  • luôn trong trạng thái căng thẳng hoặc cảnh giác
  • dễ giật mình

Phiền muộn

Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính có thể khiến bạn mệt mỏi, ngày càng buồn bã, căng thẳng và làm gián đoạn nhiều khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như giao tiếp xã hội và công việc. Bạn có thể sẽ khó bắt đầu hoặc hoàn thành các công việc và gặp khó khăn hoặc không thể kể cho người khác nghe về biến cố đã xảy ra.

Chẩn đoán rối loạn căng thẳng cấp tính

Bạn nên đi khám khi nhận thấy các triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về biến cố đã xảy ra và các triệu chứng cụ thể mà bạn gặp phải. Điều quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự như:

  • Lạm dụng chất gây nghiện
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Các vấn đề sức khoẻ
  • Vấn đề về tâm thần khác

Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính

Các phương pháp điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính gồm có:

  • Đánh giá trạng thái tâm thần để xác định phương hướng điều trị
  • Nhập viện nếu người bệnh có nguy cơ tự tử hoặc làm hại người khác
  • Giải thích cho người bệnh hiểu về vấn đề đang gặp phải
  • Dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng của rối loạn căng thẳng cấp tính, chẳng hạn như thuốc chống lo âu, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc chống trầm cảm
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy), giúp tăng tốc độ hồi phục và ngăn rối loạn căng thẳng cấp tính trở thành rối loạn căng thẳng sau sang chấn
  • Trị liệu tiếp xúc (exposure therapy)
  • Liệu pháp thôi miên

Tiên lượng về lâu dài

Nhiều người mắc chứng rối loạn căng thẳng cấp tính sau đó đã bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Một người được xác định mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn khi các triệu chứng kéo dài hơn một tháng, gây ảnh hưởng lớn đến trạng thái tinh thần và gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính đúng cách có thể làm giảm nguy cơ rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Khoảng 50% trường hợp rối loạn căng thẳng sau sang chấn khỏi bệnh trong vòng 6 tháng nhưng cũng có nhiều trường hợp mà tình trạng này kéo dài trong suốt nhiều năm.

Ngăn ngừa rối loạn căng thẳng cấp tính

Các biến cố trong cuộc sống là điều không thể lường trước nên không có cách nào có thể ngăn ngừa chứng rối loạn căng thẳng cấp tính một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn này.

Bắt đầu điều trị ngay trong vòng vài giờ sau khi trải qua biến cố có thể làm giảm nguy cơ bị rối loạn căng thẳng cấp tính. Những người làm các công việc có nguy cơ cao gặp phải các sự việc gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, chẳng hạn như quân nhân, cảnh sát, bác sĩ có thể cân nhắc tham vấn hay trị liệu tâm lý để giảm nguy cơ bị rối loạn căng thẳng cấp tính hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Trong quá trình trị liệu tâm lý, chuyên gia trị liệu sẽ dựng lên một tình huống giả tương tự như những gì mà người bệnh có thể phải trải qua trong đời thật và hướng dẫn cách đối phó.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Căng thẳng có thể gây ra bệnh zona thần kinh không?
Căng thẳng có thể gây ra bệnh zona thần kinh không?

Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể là yếu tố khiến cho bệnh zona thần kinh (hay còn gọi là bệnh giời leo) tái phát.

Căng thẳng ảnh hưởng đến thị lực như thế nào?
Căng thẳng ảnh hưởng đến thị lực như thế nào?

Căng thẳng và lo lắng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả thị lực. Căng thẳng có thể gây giảm thị lực và các thay đổi về thị lực khác như nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc thậm chí mất thị lực.

Căng thẳng có thể gây co thắt tâm thất sớm
Căng thẳng có thể gây co thắt tâm thất sớm

Co thắt tâm thất sớm có thể xảy ra do căng thẳng, lo lắng và các yếu tố khác. Co thắt tâm thất sớm là một loại rối loạn nhịp tim phổ biến có biểu hiện là cảm giác tim đập mạnh trong lồng ngực.

10 bài tập thở giúp giảm bớt căng thẳng
10 bài tập thở giúp giảm bớt căng thẳng

Khi phải đối mặt với căng thẳng, một trong những cách để cảm thấy bình tĩnh hơn là hit thở sâu. Có một số bài tập thở có thể giúp tinh thần thư giãn hơn. Bạn có thể thực hiện các bài tập thở này ở bất cứ đâu mà không cần bất cứ dụng cụ nào nhưng nên chọn nơi yên tĩnh để có thể tập trung vào hơi thở của mình.

Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Crohn?
Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Crohn?

Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể làm tăng tình trạng viêm ở ruột và làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, những điều này sẽ khiến cho bệnh Crohn trở nên nghiêm trọng hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây