1

Căng thẳng ảnh hưởng đến thị lực như thế nào?

Căng thẳng và lo lắng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả thị lực. Căng thẳng có thể gây giảm thị lực và các thay đổi về thị lực khác như nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc thậm chí mất thị lực.
Căng thẳng ảnh hưởng đến thị lực như thế nào? Căng thẳng ảnh hưởng đến thị lực như thế nào?

Căng thẳng mạn tính có thể khiến cho các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng hoặc bệnh tăng nhãn áp xảy ra sớm hơn. Căng thẳng cũng có thể gây ra các thay đổi về thị lực tức thì như khô mắt.

Căng thẳng còn có thể dẫn đến mù do tâm lý. Đây là tình trạng mất thị lực xuất phát từ nguyên nhân tâm lý chứ không phải do hỏng các bộ phận của mắt.

Ảnh hưởng của căng thẳng và lo lắng đến thị lực

Căng thẳng có thể dẫn đến mất thị lực không phải là điều mới được phát hiện. Điều này đã được phát hiện ra từ hàng năm trước.

Kể từ đó đến nay, khoa học đã có thêm nhiều phát hiện mới và ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng căng thẳng có thể góp phần làm giảm thị lực.

Căng thẳng có thể gây mờ mắt

Căng thẳng có thể góp phần gây ra tình trạng mờ mắt do nhiều nguyên nhân:

  • Làm khô mắt: Trong một tổng quan nghiên cứu vào năm 2022, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khô mắt có liên quan đến phiền muộn và lo lắng. Nhìn mờ là một triệu chứng của khô mắt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc dùng để giảm lo âu hoặc căng thẳng, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm ba vòng, có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến thị lực như giãn đồng tử và mờ mắt.
  • Bệnh võng mạc: Nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Đây là tình trạng tích tụ dịch ở điểm vàng (phần giữa của võng mạc), có thể dẫn đến mờ mắt.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Trong một nghiên cứu vào năm 2021, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng lo lắng và phiền muộn góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Mờ mắt thường là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh tăng nhãn áp.

Căng thẳng có thể gây mù lòa

Mù là tình trạng mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn ở một hoặc cả mắt.

Mù được chia thành mù tạm thời và mù vĩnh viễn.

Mù tạm thời có thể xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cấu trúc của mắt bị tổn hại. Tình trạng này được gọi là mù do tâm lý hoặc rối loạn chuyển đổi. Dạng mù này thường xảy ra sau một sự kiện gây đau buồn, hoảng sợ cực độ hoặc cú sốc lớn về tâm lý.

Các lý do khác

Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone như adrenaline và cortisol. Những hormone này gây ra những thay đổi trong cơ thể như tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tốc độ phân hủy chất béo và carbohydrate, giảm hoạt động của ruột.

Theo thời gian, những hormone này làm giảm lưu lượng máu đến võng mạc và dây thần kinh thị giác, đồng thời làm tăng áp lực trong mắt. Những thay đổi này sẽ làm hỏng mắt và dẫn đến nhiều bệnh về mắt với các triệu chứng như:

  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Tầm nhìn hình ống
  • Mỏi mắt
  • Song thị
  • Đau mắt
  • Giảm thị lực

Điều trị các vấn đề về thị lực do căng thẳng

Nếu nguyên nhân gây ra vấn đề về thị lực là do căng thẳng thì trước hết cần phải giảm căng thẳng. Các cách để giảm và kiểm soát căng thẳng gồm có:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống cân bằng với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Thực hiện các hoạt động thư giãn hàng ngày, chẳng hạn như:
    • Tập yoga
    • Đi dạo
    • Bài tập hít thở sâu
  • Ngủ đủ giấc
  • Giảm tiêu thụ caffeine
  • Trị liệu tâm lý

Khi nào cần đi khám?

Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào về thị lực, chẳng hạn như:

  • Mờ mắt
  • Khó đọc
  • Mất thị lực đột ngột

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ tâm thần khi bị căng thẳng quá mức, không thể kiểm soát được hoặc tình trạng căng thẳng mạn tính và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Tóm tắt bài viết

Căng thẳng có thể gây khô mắt, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt khác, dẫn đến giảm hoặc mất thị lực.

Bạn nên đi khám khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu không thể tự kiểm soát căng thẳng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Căng thẳng có thể gây ra bệnh zona thần kinh không?
Căng thẳng có thể gây ra bệnh zona thần kinh không?

Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể là yếu tố khiến cho bệnh zona thần kinh (hay còn gọi là bệnh giời leo) tái phát.

Rối loạn căng thẳng cấp tính là gì?
Rối loạn căng thẳng cấp tính là gì?

Rối loạn căng thẳng cấp tính (acute stress disorder) thường xảy ra trong vòng một tháng sau sự kiện gây căng thẳng. Các triệu chứng cũng tương tự như triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic stress disorder) nhưng rối loạn căng thẳng cấp tính chỉ là tạm thời, thường kéo dài từ vài ngày đến một tháng. Tuy nhiên, một số người sau khi bị rối loạn căng thẳng cấp tính lại tiếp tục gặp phải tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Căng thẳng có thể gây co thắt tâm thất sớm
Căng thẳng có thể gây co thắt tâm thất sớm

Co thắt tâm thất sớm có thể xảy ra do căng thẳng, lo lắng và các yếu tố khác. Co thắt tâm thất sớm là một loại rối loạn nhịp tim phổ biến có biểu hiện là cảm giác tim đập mạnh trong lồng ngực.

10 bài tập thở giúp giảm bớt căng thẳng
10 bài tập thở giúp giảm bớt căng thẳng

Khi phải đối mặt với căng thẳng, một trong những cách để cảm thấy bình tĩnh hơn là hit thở sâu. Có một số bài tập thở có thể giúp tinh thần thư giãn hơn. Bạn có thể thực hiện các bài tập thở này ở bất cứ đâu mà không cần bất cứ dụng cụ nào nhưng nên chọn nơi yên tĩnh để có thể tập trung vào hơi thở của mình.

Triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
Triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể gây cản trở hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, điều trị đúng cách có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây