1

Phẫu thuật thắt ống động mạch - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

- Ống động mạch bắt đầu phát triển từ tuần thứ 6 của thời kỳ bào thai và là đường thoát máu chủ yếu của thất phải do phổi chưa hoạt động, về mặt chức năng ống động mạch thường đóng lại 12 tiếng sau sinh ở trẻ đủ tháng và đóng hoàn toàn khi trẻ 2-3 tuần tuổi.

- Ống động mạch thường nối giữa phần trên của động mạch chủ xuống (cách chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái 5-10mm) với đầu gần của động mạch phổi trái.

- Khi quai động mạch chủ quay phải thì đầu phổi của ống động mạch thường nối với đầu gần của động mạch phổi phải, đầu chủ của ống động mạch thường nối ở vị trí gần với động mạch dưới đòn hoặc động mạch thân cánh tay đầu hơn là với động mạch chủ xuống.

- Ống động mạch thường có hình nón với đầu phia phổi nhỏ hơn, ống động mạch có thể ngắn, dài, thẳng hoặc ngoàn nghèo.

- Có thể có ống động mạch hai bên

- Ống động mạch đơn thuần chiếm khoảng 5-10% trong tổng số ngườibệnh mắc tim bẩm sinh, tỷ lệ nam/nữ là 1:3, bệnh gặp nhiều ở trẻ sinh non và  thấp cân.

- Phân loại mức độ của ống động mạch:

  •  Ống động mạch nhỏ: khi đường kính ống < 1.5mm, không có dấu hiệu quá tải tim trái
  •  Ống động mạch vừa: khi đường kính ống 1.5-3mm, tim trái quá tải mức độ nhẹ và vừa.
  •  Ống động mạch lớn: khi đường kính ống > 3mm, tim trái quá tải mức độ nặng.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Trẻ đẻ non hoặc thấp cân điều trị đóng ống bằng indomethacin hoặc ibuprofen thất bại
  • Những trường hợp ống động mạch nhỏ, trung bình hoặc ống động mạch ở trẻ sơ sinh, ống động mạch còn mềm mại chưa bị canxi, thì có thể tiến hành phẫu thuật thắt ống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có ống động mạch lớn, có tím do shunt phải trái, thông tim sức cản mạch máu phổi > 8U/m2, không đáp ứng với ôxy, NO và thuốc giãn mạch phổi khác.
  •  Bệnh tim bẩm sinh phụ thuộc ống.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị người bệnh

  •  Chẩn đoán xác định bệnh
  •  Hội chẩn trước phẫu thuật
  •  Làm các xét nghiệm cần thiết cho phẫu thuật tim kín
  •  Khám lại người bệnh 1 ngày trước phẫu thuật
  •  Gây mê, người bệnh được gây mê nội khí quản ngay tại phòng mổ, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt động mạch xâm nhập, tê ngoài màng cứng để giảm đau tốt cho người bệnh để tiến hành rút ống sớm ngay sau mổ hoặc rút ống ngay tại phòng mổ.
  •  Tư thế người bệnh nằm nghiêng phải

2. Kỹ thuật mổ thắt ống động mạch

  •  Người bệnh nằm nghiêng phải
  •  Rạch da đường sau bên bên trái theo đường cong, phía dưới đỉnh xương vai 1-2cm, đường rạch đi quanh dưới xương vai, giữa bờ dưới của xương vai và cột sống.
  •  Vào ngực trái qua khoang liên sườn 3-4 trong màng phổi hoặc ngoàimàng phổi đối với trẻ sơ sinh.
  •  Phẫu tích bộc lộ động mạch chủ xuống và ống động mạch rõ ràng, không làm tổn thương ống bạch huyết và thần kinh quặt ngược thanh quản, kiểm tra eo và quai động mạch chủ trước khi thắt ống động mạch.
  •  Kẹp tạm ống động mạch bằng forcep trước khi thắt ống động mạch.
  •  Thường sử thắt ống động mạch bằng 2 sợi chỉ phía đầu chủ và phía đầu phổi, khâu vào lớp áo ngoài trước khi thắt.
  •  Những trường hợp cần thiết dung sợi chỉ thứ 3 buộc xuyên giữa 2 sợi.
  •  Sau khi thắt ống động mạch, khâu lại màng phổi trung trung thất, những trường hợp đi trong màng phổi thì cần đặt dẫn lưu màng phổi khoang liên sườn 6-7 đường nách giữa, hút áp lực âm 20 cm nước.

V. BIẾN CHỨNG

  •  Shunt tồn lưu sau thắt ống động mạch
  •  Khối giả phồng hiếm gặp, thường sau khi thắt ống động mạch
  •  Liệt dây thần kinh quặt ngược thanh quản trái
  •  Liệt dây thần kinh hoành
  •  Tràn dưỡng chấp màng phổi

- Ghi chú

  • Những thương tổn phối hợp không trình bày trong quy trình này
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ - động mạch vành kết hợp can thiệp khác trên tim (thay van, cắt khối phồng thất trái...) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật chuyển vị đại động mạch - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Chuyện lạ có thật: hội chứng Couvade (mang thai đồng cảm)
Chuyện lạ có thật: hội chứng Couvade (mang thai đồng cảm)

Mặc dù bạn có thể thấy trong các bộ phim rằng thai kỳ hoàn toàn là vấn đề của phụ nữ. Nhưng đừng để nó đánh lừa bạn – những ông bố tương lai cũng có thể có các triệu chứng mang thai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4752 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  17375 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1779 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây