1

Phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ toàn phần - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là bệnh bẩm sinh của tim trong đó các tĩnh mạch phổi không đổ vào nhĩ trái mà đổ vào nhĩ phải hoặc đổ vào một tĩnh mạch phụ như Winslow mô tả lần đầu tiên vào năm 1739 một trường hợp tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ một phần và đến năm 1798, Wilson đã mô tả lần đầu tiên một người bệnh mắc chứng tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn.
  •  Về sinh lý bệnh học, tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ đều tạo ra luồng thông theo chiều trái-phải và làm tăng cung lượng phổi. Trong trường hợp tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn thì toàn bộ máu tĩnh mạch hệ thống và máu tĩnh mạch phổi đều dồn vào nhĩ phải làm giãn các buồng tim phải và giãn động mạch phổi, trong khi đó các buồng tim trái và động mạch chủ sẽ thiểu sản và nhỏ lại.
  •  Bệnh tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn có 4 thể: trên tim, tại tim, dưới tim và thể hỗn hợp.
  •  Phương pháp điều trị cơ bản là phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh được chẩn đoán xác định là tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn.
  •  Kèm theo một hoặc nhiều các triệu chứng: khó thở, tím, nhiễm trùng tái phát, chậm lớn, tăng áp lực động mạch phổi.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định tuyệt đối

- Chống chỉ định tương đối:

  •  Tăng áp lực phổi cố định.
  •  Suy tim, suy gan thận nặng.
  •  Bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp.
  •  Nhiễm khuẩn tiến triển.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

  •  Kíp ngoại khoa: 3 người (1 phẫu thuật viên chính, hai phẫu thuật viên trợ giúp)
  •  Kíp gây mê: 2 người (1 bác sĩ, 1 điều dưỡng phụ mê)
  •  Kíp phục vụ dụng cụ: 2 điều dưỡng (1 phục vụ trực tiếp, 1 bên ngoài)
  •  Kíp vận hành máy tim phổi nhân tạo: 2 bác sĩ hoặc kĩ thuật viên.

2. Người bệnh:

  •  Giải thích kĩ với gia đình và người bệnh về cuộc phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.
  •  Chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.
  •  Đánh ngực bằng xà phòng bétadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.

3. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của bệnh án phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: nằm ngửa có gối độn dưới vai.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

3. Kỹ thuật:

- Mở đường giữa xương ức.

- Lắp đặt hệ thống ống động mạch, tĩnh mạch, kết nối tim với hệ thống tim phổi máy nhân tạo. Bơm dung dịch liệt tim để ngừng tim.

- Mở các buồng tim trái - phải đánh giá chính xác các thương tổn.

- Xử lý các thương tổn giải phẫu:

  •  Thắt đường tĩnh mạch phổi đổ về tim phải.
  •  Thực hiện các miệng nối hoặc tạo các đường dẫn (nối trực tiếp, sử dụng màng tim hay miếng vá nhân tạo) đưa máu từ hệ tĩnh mạch phổi đổ về tim trái.
  •  Vá lại các luồng thông giữa các buồng tim (hay gặp nhất là lỗ thông liên nhĩ).

- Đóng kín lại các buồng tim.

- Cầm máu, đặt hệ thống dẫn lưu, điện cực.

- Đóng màng tim. Đóng xương ức và thành ngực.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

- Sau phẫu thuật cần theo dõi chặt chẽ người bệnh tại buồng chăm sóc sau phẫu thuật tăng cường về các thông số tuần hoàn (mạch, điện tim, huyết áp động mạch tối đa, tối thiểu, trung bình, huyết áp tĩnh mạch trung tâm, nhiệt độ), các ống dẫn lưu, số lượng nước tiểu, các thông số máy thở, tình trạng tinh thần của người bệnh 1 giờ 1 lần trong 24 giờ sau phẫu thuật.

- Chụp Xquang tại giường.

- Xét nghiệm vào thời gian quy định: khí trong máu, điện giải, hematocrite.

- Khám định kỳ sau khi ra viện bằng lâm sàng và siêu âm (khoảng 6 tháng 1 lần). Qua 3 năm nếu không có gì bất thường coi như khỏi.

2. Xử trí tai biến:

Phát hiện chảy máu, tràn khí hay máu màng phổi, loạn nhịp tim ... để có biện pháp xử lí thích hợp.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ bán phần - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật sửa toàn bộ ≥ 2 bệnh tim bẩm sinh phối hợp - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Tình dục an toàn và lành mạnh cho phụ nữ
Tình dục an toàn và lành mạnh cho phụ nữ

Đối với phụ nữ, sức khỏe tình dục có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe tổng thể.

Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?
Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, do công việc nên cả ngày tôi phải ngồi giữa nhiều máy tính. Hiện tôi đang mang thai, thì việc ngồi giữa nhiều máy tính như vậy có an toàn không ạ?

Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?
Điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Quan Hệ Tình Dục Trong Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Có An Toàn Không?
Quan Hệ Tình Dục Trong Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Có An Toàn Không?

Câu hỏi: - Tôi đang trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Thời gian này tôi quan hệ tình dục có an toàn cho em bé không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  623 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1277 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ 2 tháng 18 ngày đi ngoài phân sủi bọt là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  490 lượt xem

Em sinh bé nặng 2,9kg. Hiện giờ bé đã được 2 tháng 18 ngày và nặng 4,6kg ạ. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hơn 1 tháng nay, bé nhà em đi ngoài ngày 3-4 lần nhưng phân có hiện tượng sủi bọt ạ. Phân bé có bọt như vậy là bị làm sao ạ? Sắp tới vì em phải đi làm nên muốn có bé bổ sung thêm sữa ngoài thì hiện tượng phân như vậy có ảnh hưởng gì không, thưa bác sĩ?

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  898 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Tính an toàn của thuốc Bioprotein plus với mẹ bầu thế nào?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  452 lượt xem

Em có thai 7.5 tuần. Bác sĩ khám kết luận động thai do tụ dịch quanh túi thai và cho toa thuốc: Utrogestan 200mg (đặt ngày 2 lần), Duphaston tab10mg (uống ngày 2 lần), Bioprotein plus (ngày ngậm 2 lần). Em thắc mắc, không biết tính an toàn của thuốc Bioprotein plus với mẹ bầu thế nào, thưa bs?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây