1

Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh

Cả tiền mãn kinh và mãn kinh đều là những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Ở những giai đoạn này chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi xảy đến với cơ thể và không ít trong số đó có ảnh hưởng đến cuộc sống.
Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh

Nội dung chính của bài viết:

  • Trước khi chính thức mãn kinh, phụ nữ thường phải trải qua giai đoạn trước tiền mãn kinh và tiền mãn kinh.
  • Trước tiền mãn kinh phụ nữ vẫn có thể có kinh nguyệt và có một số thay đổi về nội tiết tố nhưng chưa có biểu hiện nào đáng chú ý trên cơ thể.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh, hầu hết phụ nữ phải trải qua các triệu chứng như bốc hỏa; chu kỳ kinh nguyệt không đều; đau đầu; tăng cân; giảm ham muốn; tim đập nhanh; khô âm đạo; đi tiểu thường xuyên.
  • Với các phương pháp điều trị hiện nay, phụ nữ có thể vượt qua các giai đoạn này một cách dễ dàng và thoải mái hơn nhiều.

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là thời kỳ chính thức đánh dấu sự kết thúc khả năng sinh nở ở nữ giới. Đây là thời kỳ mà phụ nữ nào cũng phải trải qua trong đời. Mãn kinh chính thức diễn ra khi một phụ nữ ngừng kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp và trước đó phụ nữ thường phải trải qua giai đoạn trước tiền mãn kinh và tiền mãn kinh.

Tiền mãn kinh là giai đoạn diễn ra trước khi mãn kinh và còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh.

Dưới đây là những điểm khác biệt giữa các giai đoạn này và những dấu hiệu, triệu chứng mà phụ nữ thường gặp phải trong từng giai đoạn.

Trước tiền mãn kinh và tiền mãn kinh

Trước tiền mãn kinh (premenopause) là giai đoạn mà phụ nữ chưa có bất kỳ triệu chứng nào của tiền mãn kinh hay mãn kinh. Ở giai đoạn này, bạn vẫn có kinh nguyệt (dù đều đặn hay không đều đặn) và vẫn được coi là ở trong độ tuổi sinh sản. Thời gian này có thể đã có một số thay đổi về nội tiết tố nhưng chưa có biểu hiện nào đáng chú ý trên cơ thể.

Mặt khác, trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn vẫn còn có kinh nguyệt những sẽ bắt đầu gặp phải các triệu chứng mãn kinh (ví dụ như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ hoặc thay đổi tâm trạng).

Tiền mãn kinh, mãn kinh và hậu mãn kinh

Quá trình mãn kinh tự nhiên

Mãn kinh tự nhiên là giai đoạn mãn kinh diễn ra do quy luật lão hóa bình thường của cơ thể chứ không phải do bất kỳ yếu tố tác động nào từ bên ngoài. Ở những phụ nữ mãn kinh tự nhiên, quá trình chấm dứt kinh nguyệt diễn ra từ từ qua 3 giai đoạn:

  • Tiền mãn kinh hay "chuyển tiếp mãn kinh": Thời kỳ tiền mãn kinh có thể bắt đầu từ vài tháng cho đến vài năm (đôi khi lên đến 10 năm) trước khi mãn kinh, diễn ra khi buồng trứng dần sản xuất ít estrogen hơn – đây là nội tiết tố nữ chính do buồng trứng sản xuất. Tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 nhưng đôi khi cũng có thể bắt đầu từ cuối độ tuổi 30. Tiền mãn kinh kéo dài cho đến khi chính thức mãn kinh - thời điểm mà buồng trứng ngừng giải phóng trứng. Trong 1 đến 2 năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, sự sản sinh estrogen bị sụt giảm đáng kể. Ở giai đoạn này, nhiều phụ nữ bắt đầu gặp các triệu chứng mãn kinh như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, bốc hỏa, mất ngủ... Phụ nữ vẫn có kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh nên vẫn có thể mang thai.
  • Mãn kinh: Mãn kinh là giai đoạn mà người phụ nữ không còn kinh nguyệt và khả năng mang thai nữa. Ở giai đoạn này, buồng trứng đã ngừng giải phóng trứng và gần như không còn sản sinh hormone estrogen. Mãn kinh được xác định khi một phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp.
  • Hậu mãn kinh: Đây là những năm sau mãn kinh. Trong giai đoạn này, các triệu chứng mãn kinh, như bốc hỏa hay đổ mồ hôi vào ban đêm thường đã dịu đi. Tuy nhiên, do nồng độ estrogen ở mức rất thấp nên phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như loãng xương và bệnh tim mạch. Phụ nữ sau mãn kinh có thể cần điều trị bằng liệu pháp hormone và thay đổi lối sống lành mạnh để làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề này. Vì nguy cơ của mỗi phụ nữ là khác nhau nên hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn về những cách mà bạn có thể thực hiện để giảm khả năng mắc phải các vấn đề không mong muốn.

Mãn kinh sớm

Bạn có thể bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường nếu như bạn:

  • có tiền sử gia đình mãn kinh sớm
  • hút thuốc
  • đã từng phẫu thuật cắt tử cung hoặc cắt buồng trứng
  • từng trải qua các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hay xạ trị

Triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Khi đến tuổi mãn kinh, hầu hết phụ nữ đều gặp phải các triệu chứng như bốc hỏa và ngoài ra còn có nhiều thay đổi khác mà có thể diễn ra ngay từ thời kỳ tiền mãn kinh.

Các triệu chứng của tiền mãn kinh gồm có:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Ra máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
  • Các triệu chứng (hội chứng tiền kinh nguyệt) trở nên nặng hơn trước mỗi kỳ kinh nguyệt
  • Vú đau và nhạy cảm
  • Tăng cân
  • Rụng tóc
  • Tim đập nhanh
  • Đau đầu
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Khó tập trung
  • Hay quên
  • Đau cơ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Khó thụ thai

Khi nồng độ estrogen giảm, bạn sẽ bắt đầu gặp các triệu chứng mãn kinh. Một số trong đó có thể xảy ra ngay từ khi còn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh. Các triệu chứng mãn kinh gồm có:

  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Lo âu
  • Hay cáu kỉnh
  • Thay đổi tâm trạng thất thường
  • Mất ngủ
  • Người mệt mỏi
  • Da khô
  • Khô âm đạo
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tiểu són

Tiền mãn kinh và mãn kinh còn có thể làm tăng nồng độ cholesterol. Đây là lý do tại sao phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Do đó, cần đi xét nghiệm nồng độ cholesterol ít nhất mỗi năm một lần.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Không nhất thiết phải đi khám bác sĩ để chẩn đoán tiền mãn kinh hay mãn kinh nhưng có những trường hợp mà phụ nữ nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa. Khi có những dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn cần đi khám ngay:

  • Ra máu sau khi hết kinh nguyệt
  • Ra nhiều cục máu đông lớn trong kỳ kinh nguyệt
  • Ra máu sau khi quan hệ
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn hoặc ngắn hơn nhiều so với trước đây

Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc u xơ và cả hai đều có thể điều trị được. Tuy nhiên, đó cũng có thể là những dấu hiệu của ung thư.

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng tiền mãn kinh hoặc mãn kinh quá nghiêm trọng đến mức can thiệp vào cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Khi đi khám, nếu vấn đề đủ nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc để điều trị hoặc cải thiện các triệu chứng mãn kinh. Phương pháp phổ biến để điều trị cả triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh là liệu pháp estrogen (liệu pháp hormone). Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc có tác dụng tăng nồng độ estrogen lên mức bình thường để những biến động đột ngột về nồng độ hormone không gây ra các triệu chứng khó chịu. Một số loại thuốc thậm chí còn giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Liệu pháp estrogen có ở nhiều dạng khác nhau, gồm có:

  • Thuốc viên (đường uống)
  • Kem bôi
  • Gel
  • Miếng dán da
  • Vòng đặt âm đạo
  • Thuốc xịt

Ngoài ra, còn có các loại thuốc khác nhắm đến những vấn đề, triệu chứng cụ thể của tiền mãn kinh và mãn kinh. Ví dụ, kem bôi âm đạo kê đơn có thể làm giảm tình trạng khô và đau rát khi quan hệ; thuốc chống trầm cảm giúp cải thiện tình trạng phiền muộn và thay đổi tâm trạng thất thường. Đối với chứng đau nửa đầu thì có thể điều trị bằng gabapentin (Neurontin) - một loại thuốc chống động kinh.

Ngoài ra còn có các phương pháp mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt các triệu chứng tại nhà. Nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện tâm trạng, tránh tăng cân và còn có thể cải thiện được cả triệu chứng bốc hỏa, cố gắng dành thời gian tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày nhưng tránh tập vào buổi tối trước khi đi ngủ vì điều này có thể gây khó ngủ.

Mất ngủ cũng là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh hay mãn kinh, khiến cho cơ thể không được nghỉ ngơi đủ. Hãy thử thực hiện các biện pháp thư giãn ngay trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tập yoga nhẹ nhàng, nghe nhạc hoặc tắm nước ấm để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, không ngủ trưa quá nhiều để tránh khó ngủ vào ban đêm.

Dưới đây là một vài phương pháp khác mà bạn có thể thử để làm giảm các triệu chứng mãn kinh:

  • Không ăn quá nhiều
  • Bỏ thuốc lá nếu hút
  • Không uống rượu
  • Hạn chế tiểu thụ caffeine và chỉ uống vào buổi sáng.

Cả tiền mãn kinh và mãn kinh đều là những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc khả năng sinh sản. Ở những giai đoạn này chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi xảy đến với cơ thể và không ít trong số đó có ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị hiện nay, phụ nữ có thể vượt qua các giai đoạn này một cách dễ dàng và thoải mái hơn nhiều.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phân biệt
Tin liên quan
Mãn kinh: 11 điều mọi phụ nữ cần biết
Mãn kinh: 11 điều mọi phụ nữ cần biết

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời của mỗi phụ nữ. Trong khoảng thời gian này, nồng độ estrogen và progesterone sẽ sụt giảm. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh như loãng xương hoặc bệnh tim mạch.

Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Ở mỗi phụ nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nhưng thường tồn tại trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và có thể kéo dài lên đến 7 năm sau mãn kinh.

Đau vú có phải là một dấu hiệu tiền mãn kinh?
Đau vú có phải là một dấu hiệu tiền mãn kinh?

Ngoài những triệu chứng như bốc hỏa hay người mệt mỏi, khi sắp mãn kinh, nhiều phụ nữ còn gặp hiện tượng ngực căng đau.

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, gần như tất cả phụ nữ đều gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, thay đổi tâm trạng, cáu gắt, phiền muộn, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và mệt mỏi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây