1

Lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh: Những điều cần biết

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như mô niêm mạc tử cung (lớp màng bên trong tử cung) phát triển ở các cơ quan bên ngoài tử cung. Các mô này cũng phản ứng với hormone giống như niêm mạc tử cung, cũng dày lên và bong ra mỗi tháng nhưng không thể thoát ra ngoài qua âm đạo mà tích tụ lại. Tình trạng này gây đau đớn, ra máu nhiều cùng các triệu chứng khác. Lạc nội mạc tử cung còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh: Những điều cần biết Lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh: Những điều cần biết

Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung thường biến mất hoặc thuyên giảm khi người bệnh bước vào thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Khoảng 2 – 5% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung vẫn tiếp tục gặp phải các triệu chứng sau khi đã mãn kinh. (1)

Đôi khi, lạc nội mạc tử cung bắt đầu xảy ra sau mãn kinh và cần phải điều trị.

Nếu không điều trị, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh, các biến chứng có thể xảy ra và các lựa chọn điều trị.

Lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh

Hầu hết phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đều bắt đầu mắc bệnh ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, lạc nội mạc tử cung có thể bắt đầu xảy ra sau khi mãn kinh. Thậm chí có những trường hợp mãn kinh 10 năm mới bị lạc nội mạc tử cung.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển của những tế bào giống niêm mạc tử cung này có thể được “kích hoạt” bởi yếu tố di truyền hoặc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến gen.

Phần lớn các trường hợp lạc nội mạc tử cung đều được phát hiện sau khi có các triệu chứng như:

  • Đau vùng chậu
  • Đau khi tiểu hoặc đại tiện
  • Táo bón

Lạc nội mạc tử cung có khỏi sau khi mãn kinh không?

Vào thời kỳ mãn kinh, buồng trứng tạo ra ít hormone estrogen hơn. Đa phần, các triệu chứng lạc nội mạc tử cung sẽ giảm sau mãn kinh và thậm chí có thể biến mất hoàn toàn. Lý do là vì lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phụ thuộc vào estrogen, có nghĩa là các mô tương tự niêm mạc tử cung cần có estrogen để phát triển.

Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, tình trạng lạc nội mạc tử cung vẫn tiếp tục xảy ra sau khi mãn kinh. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng trước khi mãn kinh thì nguy cơ các triệu chứng vẫn tiếp tục xảy ra sau mãn kinh sẽ cao hơn.

Nếu bạn dùng liệu pháp hormone thay thế (HRT) để làm giảm các triệu chứng mãn kinh hoặc giảm nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch thì các hormone trong HRT có thể “kích hoạt lại” chứng lạc nội mạc tử cung. (2, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28498913/

Cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu về những rủi ro của việc sử dụng HRT trong thời kỳ mãn kinh ở những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung thì cần trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng HRT.

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh

Các phương pháp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung gồm có:

  • Khám vùng chậu: bác sĩ sẽ tìm sự phát triển mô bất thường ở các cơ quan trong vùng chậu.
  • Siêu âm ổ bụng: sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh các cơ quan trong ổ bụng. Siêu âm giúp phát hiện các mô bất thường hình thành trong vùng chậu.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh các cơ quan, từ đó giúp phát hiện sự thay đổi hình dạng của các cơ quan trong ổ bụng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng nam châm và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan, giúp phát hiện những vị trí có mô niêm mạc tử cung.
  • Nội soi ổ bụng: rạch một đường nhỏ gần rốn và đưa ống nội soi vào bên trong. Phương pháp này giúp phát hiện mô niêm mạc tử cung ở các cơ quan trong ổ bụng.

Điều trị lạc nội mạc tử cung trong và sau mãn kinh

Một trong những giải pháp tốt nhất để điều trị lạc nội mạc tử cung ở thời kỳ mãn kinh là phẫu thuật cắt bỏ mô niêm mạc tử cung “đi lạc”. Cách này giúp ngăn chặn các mô bất thường trở thành ung thư hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Tuy nhiên, cho dù phẫu thuật thì cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này có thể tái phát sau phẫu thuật.

Trong những trường hợp không thể phẫu thuật, các phương pháp điều trị khác gồm có:

  • Progesterone, một loại hormone sinh dục
  • Thuốc ức chế aromatase để ngăn chặn sự sản xuất estrogen
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm viêm

Những phương pháp điều trị này giúp giảm đau và làm chậm sự phát triển của mô bất thường.

Biến chứng của lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh

Điều quan trọng là phải điều trị lạc nội mạc tử cung xảy ra sau mãn kinh. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể tiếp tục lan đến những khu vực khác trong vùng chậu và ổ bụng. Trong một số trường hợp, các mô bất thường có thể gây tắc nghẽn đường ruột hoặc đường tiết niệu.

Lạc nội mạc tử cung sau mãn kinh không được điều trị còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 1 đến 3% những người bị lạc nội mạc tử cung sẽ bị ung thư ở những vùng có mô niêm mạc tử cung đi lạc. (3) Nguy cơ bị ung thư sẽ cao hơn nếu sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT).

Tóm tắt bài viết

Lạc nội mạc tử cung không phải lúc nào cũng khỏi sau khi mãn kinh. Một số phụ nữ vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng lạc nội mạc tử cung dù đã mãn kinh. Cũng có những người mãn kinh một thời gian mới bắt đầu bị lạc nội mạc tử cung.

Nhiều triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung gồm có đau đớn, viêm, táo bón và vấn đề về tiết niệu.

Nếu gặp các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các công cụ chẩn đoán lạc nội mạc tử cung gồm có khám vùng chậu, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và nội soi. Các phương pháp điều trị gồm có phẫu thuật cắt bỏ mô bất thường, dùng thuốc giảm đau hoặc cả hai.

Điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung lan rộng hoặc trở thành ung thư.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về chỉ số FSH và mãn kinh
Những điều cần biết về chỉ số FSH và mãn kinh

FSH (follicle-stimulating hormone hay hormone kích thích nang trứng) là hormone có vai trò hỗ trợ sự sản xuất estrogen và quá trình sinh sản trong cơ thể. Vì FSH điều hòa cả quá trình rụng trứng và sản xuất tinh trùng nên xét nghiệm đo nồng độ FSH trong máu có thể giúp đánh giá khả năng sinh sản của một người.

Mãn kinh: 11 điều mọi phụ nữ cần biết
Mãn kinh: 11 điều mọi phụ nữ cần biết

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời của mỗi phụ nữ. Trong khoảng thời gian này, nồng độ estrogen và progesterone sẽ sụt giảm. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh như loãng xương hoặc bệnh tim mạch.

Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Teo âm đạo sau mãn kinh có những triệu chứng như thế nào ở chị em. Cách điều trị vấn đề này ra sao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Mãn kinh có những triệu chứng nào?
Mãn kinh có những triệu chứng nào?

Một số ít phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh mà không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, nhưng đa số đều phải trải qua những vấn đề gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh
Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh

Cả tiền mãn kinh và mãn kinh đều là những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Ở những giai đoạn này chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi xảy đến với cơ thể và không ít trong số đó có ảnh hưởng đến cuộc sống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây