1

Những thay đổi về khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp sang mãn kinh. Mãn kinh bắt đầu khi bạn không có kinh nguyệt trong suốt một năm. Giai đoạn tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 30 đến 40. Nồng độ estrogen thay đổi liên tục trong khoảng thời gian này. Điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều, ví dụ như thời gian hành kinh dài hơn, ngắn hơn, thưa hơn và lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn. Những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt này kéo theo những thay đổi về dịch tiết âm đạo hay còn gọi là khí hư. Nồng độ estrogen sụt giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh khiến cho lượng dịch tiết âm đạo giảm đi và dẫn đến khô âm đạo.
Những thay đổi về khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh Những thay đổi về khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh

Sự thay đổi về khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh

Trước giai đoạn tiền mãn kinh, khí hư thường:

  • trong suốt hoặc hoặc hơi ngả vàng
  • dai và hơi dính giống như lòng trắng trứng
  • không mùi hoặc hơi có mùi tanh

Khi ở giai đoạn tiền mãn kinh, khí hư có thể có màu hơi nâu, loãng hoặc hơi đặc hơn bình thường. Những thay đổi này là bình thường và không đáng ngại.

Nguyên nhân khiến khí hư thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh

Ở độ tuổi sinh sản, nồng độ estrogen và progesterone tăng và giảm đều đặn trong chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone này kiểm soát lượng dịch mà âm đạo tiết ra.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen dao động thất thường. Khi gần bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ bắt đầu giảm dần. Sự sụt giảm estrogen này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khí hư. Càng đến gần giai đoạn mãn kinh, lượng khí hư sẽ càng ít.

Viêm âm đạo tróc vảy

Mặc dù viêm âm đạo tróc vảy (desquamative inflammatory vaginitis) là một dạng viêm âm đạo hiếm gặp nhưng phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có tỷ lệ mắc cao hơn so với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một trong những triệu chứng của viêm âm đạo tróc vảy là sự thay đổi khí hư, ví dụ như:

  • Khí hư trở nên dính bất thường
  • Khí hư màu vàng, xanh hoặc xám

Khí hư khô lại có thể khiến cho vùng xung quanh âm đạo bị đỏ, ngứa hoặc sưng.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo tróc vảy chưa được xác định rõ nhưng một số ý kiến cho rằng tình trạng này là do sự thiếu hụt estrogen, bệnh lichen phẳng hoặc nhiễm trùng.

Khi nào cần đi khám?

Bạn nên đi khám nếu gặp các triệu chứng sau đây:

  • Khí hư màu vàng, xanh hoặc xám
  • Khí hư có bọt
  • Khí hư lẫn máu
  • Khí hư có mùi hôi hoặc tanh khó chịu
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Nóng rát hoặc đau
  • Đau vùng chậu hoặc đau bụng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi tiểu

Để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng, bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử cũng như những thông tin về:

  • Lần có kinh nguyệt gần nhất
  • Có quan hệ tình dục với một người mới hay không
  • Các loại thuốc đang dùng
  • Có bị đau ở vùng chậu, lưng hay bụng hay không
  • Có đưa bất cứ vật gì vào âm đạo, chẳng hạn như tampon, cốc nguyệt san, thụt rửa hoặc gel bôi trơn hay không

Chẩn đoán nguyên nhân

Sau khi hỏi về các triệu chứng, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu.

Trong quá trình khám vùng chậu, bác sĩ sẽ kiểm tra âm hộ xem có bị đỏ, sưng tấy hoặc các triệu chứng khác không. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong âm đạo và cổ tử cung.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết âm đạo và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Kỹ thuật viên tại phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra độ pH của dịch tiết. Bình thường, dịch tiết âm đạo có độ pH trong khoảng 3,8 đến 4,5, nghĩa là có độ axit vừa phải. Độ pH cao (trên 4,5) có nghĩa là dịch tiết âm đạo có tính kiềm. Vi khuẩn dễ dàng phát triển hơn trong môi trường có tính kiềm.

Mẫu dịch tiết âm đạo sẽ được soi dưới kính hiển vi để xem co nấm men, vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh khác hay không. Nhiễm trùng có thể làm thay đổi kết cấu, lượng và mùi của khí hư.

Kết quả phân tích mẫu dịch tiết âm đạo sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra những thay đổi và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Có cần điều trị không?

Sự thay đổi khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh thường là do sự thay đổi nồng độ estrogen và không cần điều trị.

Nếu là do viêm âm đạo tróc vảy thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh clindamycin hoặc kem hydrocortisone để làm giảm các triệu chứng.

Nếu các triệu chứng là do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn thì phương pháp điều trị thường là thuốc kháng nấm hoặc kháng sinh tại chỗ.

Sự thay đổi về khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể là do bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) hoặc các nguyên nhân khác. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Phòng ngừa nhiễm trùng

Đôi khi, những thay đổi về khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh là do nhiễm trùng. Các cách giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng gồm có:

  • Rửa vùng kín bằng nước lã hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh
  • Không thụt rửa âm đạo
  • Mặc đồ lót bằng cotton
  • Không ngâm mình trong nước quá nóng
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm ở vùng kín

Kết luận

Sự dao động nồng độ hormone trong giai đoan tiền mãn kinh gây ra những thay đổi về kết cấu, màu và lượng khí hư. Lượng khí hư thường giảm trong giai đoạn sau của tiền mãn kinh và sau khi mãn kinh.

Những thay đổi về khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh đa phần không đáng ngại, trừ khi đi kèm các triệu chứng bất thường khác.

Nếu bạn nhận thấy những thay đổi về khí hư và cảm thấy lo lắng thì hãy đi khám để xác định nguyên nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau bụng kinh nhiều hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh có bình thường không?
Đau bụng kinh nhiều hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh có bình thường không?

Đau buồng trứng có thể là do chu kỳ kinh nguyệt hoặc các yếu tố khác. Tình trạng đau có thể gia tăng trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu tình trạng đau kéo dài dai dẳng hoặc đã hết kinh nguyệt mà vẫn còn đau thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây đau.

Tại sao chu kỳ kinh ngắn hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh?
Tại sao chu kỳ kinh ngắn hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh?

Sự thay đổi nồng độ hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh gây ra nhiều dấu hiệu, triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, đau đầu và chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

Giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn gì, kiêng gì?
Giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn gì, kiêng gì?

Mãn kinh là điều tất yếu xảy ra với mọi phụ nữ và không có cách nào có thể ngăn cản được. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh. Một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Dùng Thuốc Tránh Thai Có Khiến Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Thay Đổi Không?
Dùng Thuốc Tránh Thai Có Khiến Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Thay Đổi Không?

Khi đang dùng thuốc tránh thai thì các triệu chứng tiền mãn kinh có thay đổi gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây