1

Đau bụng kinh nhiều hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh có bình thường không?

Đau buồng trứng có thể là do chu kỳ kinh nguyệt hoặc các yếu tố khác. Tình trạng đau có thể gia tăng trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu tình trạng đau kéo dài dai dẳng hoặc đã hết kinh nguyệt mà vẫn còn đau thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây đau.
Đau bụng kinh nhiều hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh có bình thường không? Đau bụng kinh nhiều hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh có bình thường không?

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ những năm tháng của độ tuổi sinh sản sang mãn kinh - thời điểm mà buồng trứng giảm sản xuất hormone estrogen và chu kỳ kinh nguyệt cũng khả năng sinh sản tự nhiên chấm dứt.

Phụ nữ thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi 40 nhưng cũng có một số người bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Giai đoạn tiền mãn kinh thường kéo dài từ 4 đến 8 năm. Giai đoạn tiền mãn kinh kết thúc và giai đoạn mãn kinh chính thức bắt đầu sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt.

Mặc dù nồng độ estrogen giảm trong giai đoạn mãn kinh nhưng vẫn tiếp tục dao động lên xuống trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đó là lý do tại sao chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường trong khoảng thời gian này. Khi nồng độ estrogen tăng cao, bạn có thể sẽ bị đau bụng, cùng với các triệu chứng như kinh nguyệt ra nhiều và đau vú, đó đều là những điều thường gặp.

Đau bụng kinh thay đổi như thế nào trong giai đoạn tiền mãn kinh?

Đau bụng là hiện tượng mà rất nhiều phụ nữ gặp phải trước và trong thời gian hành kinh. Nguyên nhân là do tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Biểu hiện là cảm giác dau quặn hoặc âm ỉ ở vùng bụng dưới.

Mức độ đau bụng kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Một số người chỉ bị đau nhẹ trong khi có người lại bị đau dữ dội đến mức cản trở hoạt động hàng ngày. Các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và bệnh viêm vùng chậu cũng có thể gây đau bụng dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, tình trạng đau bụng kinh có thể tăng lên. Các triệu chứng khác của kỳ kinh nguyệt cũng có thể tăng, gồm có vú nhạy cảm và thay đổi cảm xúc.

Điều gì gây ra sự thay đổi này?

Sự gia tăng mức độ đau bụng kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone hormone. Prostaglandin là hormone được giải phóng bởi các tuyến nằm ở bề mặt bên trong của tử cung. Hormone này khiến cho tử cung co bóp trong kỳ kinh. Nồng độ prostaglandin càng cao thì cơn đau bụng kinh sẽ càng dữ dội.

Cơ thể sản xuất nhiều prostaglandin hơn khi nồng độ estrogen tăng cao và nồng độ estrogen thường tăng cao trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Cách giảm đau bụng kinh

Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì có thể thử các cách dưới đây để giảm đau.

Thay đổi lối sống

Điều chỉnh chế độ ăn uống là một cách đơn giản để giảm đau bụng kinh mà không cần dùng thuốc.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau củ, trái cây và ngũ cốc. Chất xơ giúp làm giảm nồng độ prostaglandin trong cơ thể.

Axit béo omega-3 cũng làm giảm sự sản xuất prostaglandin. Một số loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 là cá hồi, cá ngừ, cá trích, các loại hạt, dầu ô liu, quả bơ…

Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vitamin B2, B3, B6, vitamin E, kẽm và magie cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Ngoài ra, bạn nên:

  • Hạn chế cà phê, trà, nước ngọt có ga, nước tăng lực và các loại đồ uống chứa caffeine khác. Tiêu thụ nhiều caffeine sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh.
  • Không uống đồ uống có cồn vì cồn cũng sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên nặng hơn.
  • Ăn ít muối. Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể tích nước và dẫn đến chướng bụng. Chướng bụng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh.
  • Tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu và giảm đau bụng.

Biện pháp khắc phục tại nhà và tự nhiên

Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng có thể giúp giảm chứng đau bụng kinh, ví dụ như:

  • Cỏ ca ri (fenugreek)
  • Gừng
  • Cây nữ lang
  • Zataria
  • Kẽm sunfat (zinc sulphate)

Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng hiệu quả của những loại thảo dược và thực phẩm chức năng này đối với chứng đau bụng kinh. Thảo dược và thực phẩm chức năng có thể gây tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược hay thực phẩm chức năng nào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây để giảm đau bụng kinh:

  • Chườm ấm bằng cách đặt túi chườm hoặc một chai nước nóng lên bụng. Nghiên cứu cho thấy chườm ấm có hiệu quả giảm đau bụng tương đương ibuprofen – một loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến.
  • Mát-xa bụng
  • Các biện pháp giảm stress, ví dụ như hít thở sâu, thiền hoặc tập yoga. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị stress nặng có nguy cơ bị đau bụng kinh cao hơn gấp đôi so với những phụ nữ ít bị stress. Stress còn có thể khiến cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn.

Thuốc

Nếu đã thay đổi lối sống và thử các biện pháp khắc phục tại nhà bên trên mà tình trạng đau bụng kinh không thuyên giảm, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như:

  • ibuprofen
  • naproxen
  • acetaminophen

Nếu bị đau bụng dữ dội và thuốc giảm đau không kê đơn không hiệu quả thì có thể cần chuyển sang thuốc giảm đau mạnh hơn, ví dụ như axit mefenamic nhưng những loại thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ.

Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống thuốc giảm đau ngay khi bắt đầu hành kinh hoặc khi bắt đầu bị đau bụng. Tiếp tục dùng thuốc cho đến khi bớt đau.

Uống thuốc tránh thai cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Các hormone trong thuốc tránh thai làm giảm lượng prostaglandin được sản xuất trong tử cung. Giảm lượng prostaglandin sẽ giúp làm giảm cả đau bụng và lượng máu kinh.

Các nguyên nhân khác gây đau bụng dưới ở giai đoạn tiền mãn kinh

Không phải khi nào đau bụng dưới trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng là do kinh nguyệt. Đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như như u nang buồng trứng hoặc ung thư.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những khối chứa dịch hình thành trên buồng trứng. Đa số u nang buồng trứng là lành tính (không phải ung thư) nhưng u nang có thể phát triển to lên hoặc bị vỡ và gây ra những vấn đề như:

  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi

U nang buồng trứng cũng có thể gây đau ở bụng dưới. Thông thường, cơn đau do u nang buồng trứng xảy ra đột ngột và quặn thắt.

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, u nang buồng trứng có thể hình thành do:

  • mang thai
  • lạc nội mạc tử cung
  • hội chứng buồng trứng đa nang
  • nhiễm trùng ở vùng chậu

Ở phụ nữ đã mãn kinh, các nguyên nhân phổ biến nhất gây u nang buồng trứng gồm có:

  • Tích tụ dịch trong buồng trứng
  • U lành trong buồng trứng
  • Khối u ác tính (ung thư)

Mặc dù hầu hết u nang buồng trứng đều vô hại nhưng nếu có triệu chứng thì có thể u nang có kích thước lớn. Và vì nguy cơ ung thư buồng trứng tăng lên khi có tuổi nên hãy đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.

Ung thư buồng trứng

Mặc dù ung thư buồng trứng là loại ung thư rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Ung thư buồng trứng được phân loại dựa trên loại tế bào mà ung thư phát sinh trong buồng trứng:

  • Ung thư tế bào biểu mô: bắt đầu từ các tế bào ở trên bề mặt buồng trứng.
  • Ung thư tế bào mầm: bắt đầu từ các tế bào tạo ra trứng.
  • Ung thư mô đệm: bắt đầu từ các tế bào sản xuất hormone estrogen và progesterone.

Khi có tuổi, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng đều bắt đầu sau mãn kinh.

Các triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng gồm có:

  • Đau bụng hoặc vùng chậu
  • Đầy hơi
  • Cảm thấy no nhanh khi ăn
  • Tiểu gấp
  • Mệt mỏi
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Những thay đổi về kinh nguyệt

Mặc dù còn rất nhiều bệnh lý khác cũng có thể gây ra những triệu chứng này nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Khi nào cần đi khám?

Nếu tình trạng đau bụng nghiêm trọng hoặc kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống thì bạn nên đi khám. Bạn cũng nên đi khám nếu:

  • không hề bị đau bụng trước đây nhưng lại bắt đầu bị đau bụng trong giai đoạn tiền mãn kinh
  • đau bụng nhiều hơn khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh
  • gặp các triệu chứng khác như ra máu nhiều, sụt cân hoặc chóng mặt

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử và các triệu chứng, sau đó tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra vùng chậu. Thường sẽ phải tiến hành các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp CT để xem nguyên nhân gây đau bụng có phải do vấn đề ở buồng trứng hay không.

Tóm tắt bài viết

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ độ tuổi sinh sản sang mãn kinh. Giai đoạn này thường kéo dài một vài năm. Sự dao động nồng độ hormone ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể gây đau bụng. Tình trạng đau bụng thường sẽ thuyên giảm hoặc biến mất khi mãn kinh và kinh nguyệt chấm dứt. Nếu vẫn bị đau bụng khi kinh nguyệt chấm dứt thì bạn nên đi khám. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chảy máu âm đạo sau mãn kinh có bình thường không?
Chảy máu âm đạo sau mãn kinh có bình thường không?

Khi một phụ nữ trải qua 12 tháng không có kinh nguyệt thì sẽ được coi là đang trong giai đoạn mãn kinh. Lúc này, nếu xảy ra hiện tượng ra máu âm đạo thì là điều không bình thường và cần đi khám để tìm ra nguyên nhân. Đó có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe, bệnh lý nghiêm trọng.

Tại sao chu kỳ kinh ngắn hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh?
Tại sao chu kỳ kinh ngắn hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh?

Sự thay đổi nồng độ hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh gây ra nhiều dấu hiệu, triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, đau đầu và chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

Kinh nguyệt thay đổi như thế nào vào giai đoạn tiền mãn kinh?
Kinh nguyệt thay đổi như thế nào vào giai đoạn tiền mãn kinh?

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone có sự dao động. Sự thay đổi nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt không đều, mất kinh hoặc các rối loạn khác.

Giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn gì, kiêng gì?
Giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn gì, kiêng gì?

Mãn kinh là điều tất yếu xảy ra với mọi phụ nữ và không có cách nào có thể ngăn cản được. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh. Một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây