1

Kinh nguyệt thay đổi như thế nào vào giai đoạn tiền mãn kinh?

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone có sự dao động. Sự thay đổi nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt không đều, mất kinh hoặc các rối loạn khác.
Kinh nguyệt thay đổi như thế nào vào giai đoạn tiền mãn kinh? Kinh nguyệt thay đổi như thế nào vào giai đoạn tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh là gì?

Mãn kinh là sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Phụ nữ được xác định là mãn kinh sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt.

Độ tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi. Khoảng thời gian trước khi mãn kinh được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh.

Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài trung bình 4 năm nhưng cũng có thể chỉ kéo dài vài tháng hoặc kéo dài lên đến 10 năm. Trong khoảng thời gian này, hormone estrogen và progesterone thay đổi liên tục. Nồng độ hormone dao động theo từng tháng.

Những thay đổi nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng và phần còn lại của chu kỳ kinh nguyệt. Vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ trải qua những rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, mất kinh, thay đổi lượng hay màu máu kinh.

Ngoài sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng khác trong giai đoạn tiền mãn kinh còn có:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Trí nhớ kém
  • Giảm tập trung
  • Tiểu khó
  • Khô âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Giảm ham muốn tình dục

Dưới đây là những thay đổi về kinh nguyệt mà phụ nữ thường trải qua trong giai đoạn tiền mãn kinh.

1. Ra máu giữa kỳ kinh

Vào giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều phụ nữ gặp hiện tượng ra máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu thường chỉ rất ít và không cần sử dụng băng vệ sinh.

Nguyên nhân gây nên điều này là do nồng độ hormone có sự thay đổi và sự tích tụ niêm mạc tử cung.

Hiện tượng ra máu có thể xảy ra trước khi kỳ kinh bắt đầu hoặc sau khi kỳ kinh kết thúc. Ra máu trước hoặc sau ngày rụng trứng cũng rất phổ biến.

Nếu bạn thường xuyên bị ra máu (khoảng 2 tuần một lần) thì đó có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố và bạn nên đi khám.

Cần làm gì?

Bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, gồm có các thông tin như:

  • Ngày bắt đầu có kinh
  • Kỳ kinh kéo dài bao lâu
  • Lượng máu kinh
  • Có bị ra máu giữa chu kỳ không

Bạn có thể ghi những thông tin này vào một cuốn sổ, điện thoại hoặc dùng ứng dụng theo dõi.

Bạn có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày để máu không làm bẩn quần.

2. Ra máu nhiều hơn

Khi nồng độ estrogen cao so với nồng độ progesterone, niêm mạc tử cung sẽ dày lên. Điều này dẫn đến ra máu nhiều hơn vào kỳ kinh khi lớp niêm mạc bong ra.

Chậm kinh cũng có thể khiến lớp niêm mạc tử cung tích tụ dày hơn và dẫn đến ra máu nhiều.

Máu kinh được coi là nhiều khi:

  • cần phải thay băng vệ sinh cách một giờ một lần và kéo dài trong nhiều giờ
  • cần phải dùng cả tampon và băng vệ sinh cùng một lúc để ngăn máu kinh thấm ra ngoài
  • phải thức giấc vào ban đêm để thay băng vệ sinh
  • kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày

Lượng máu kinh nhiều thường đi kèm với kinh nguyệt kéo dài hơn và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, tập thể dục cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Máu kinh ra nhiều còn gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ thiếu máu cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Cần làm gì?

Dùng ibuprofen vào kỳ kinh có thể giúp giảm đau bụng.

Nếu bạn bị ra máu nhiều, dùng loại thuốc này cũng sẽ giúp giảm bớt lượng máu kinh. Hãy thử uống 200mg sau mỗi 4 đến 6 giờ cho đến khi lượng máu giảm bớt.

Bạn nên đi khám nếu tình trạng đau bụng và ra máu nhiều vẫn tiếp diễn dù đã dùng thuốc. Có thể bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng liệu pháp hormone. Tuy nhiên, không phải khi nào cũng có thể sử dụng phương pháp này để điều trị đau bụng kinh và kinh nguyệt ra nhiều. Những phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc một số loại ung thư nhất định không nên sử dụng liệu pháp hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh.

3. Máu kinh màu nâu hoặc đỏ sẫm

Máu kinh có màu đỏ tươi cho đến nâu sẫm, đặc biệt là vào cuối kỳ kinh. Máu kinh màu nâu hoặc đỏ sẫm là do máu cũ chảy ra khỏi cơ thể. Máu kinh sẫm màu còn là do lúc này lượng máu ít, tốc độ chảy chậm hơn và bị oxy hóa.

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cò có thể gặp hiện tượng ra máu hoặc dịch màu nâu vào những khoảng thời giann không có kinh nguyệt.

Ngoài ra, khí hư cũng có thể có sự thay đổi, ví dụ như loãng hoặc đặc và vón cục.

Cần làm gì?

Nếu bạn thấy máu kinh có màu bất thường và cảm thấy lo lắng thì hãy đi khám.

Mặc dù máu kinh sẫm màu thường là điều bình thường ở cuối kỳ kinh nhưng đôi khi đó lại là dấu hiệu của một vấn đề bất thường.

Nếu khí hư có mùi hôi thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bạn cần phải đi khám ngay lập tức.

4. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn

Khi nồng độ estrogen thấp, niêm mạc tử cung sẽ mỏng hơn. Kết quả là lượng máu kinh ít đi và thời gian hành kinh ngắn lại. Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể trở nên ngắn hơn trước. Điều này thường xảy ra ở khoảng thời gian đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Ví dụ, kinh nguyệt có thể hết sớm hơn trước 2 hoặc 3 ngày và độ dài chu kỳ kinh nguyệt chỉ còn 2 hoặc 3 tuần thay vì 4 tuần.

Cần làm gì?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn và không thể dự đoán trước thì bạn có thể cân nhắc dùng băng vệ sinh mỏng hoặc băng vệ sinh hàng ngày.

Chỉ nên dùng tampon và cốc nguyệt san khi bắt đầu hành kinh. Khi không có kinh, việc đưa tampon hoặc cốc nguyệt san vào âm đạo sẽ khó khăn và còn có thể gây đau do thiếu chất bôi trơn. Nếu dùng khi chưa hành kinh, bạn cũng sẽ dễ quên thay tampon hoặc cốc nguyệt san hơn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và các vấn đề khác.

5. Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn

Ở giai đoạn sau của thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn (các lần hành kinh cách xa nhau hơn). Chu kỳ kinh nguyệt trên 38 ngày được coi là dài. Chu kỳ kinh nguyệt dài có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng hay chu kỳ kinh nguyệt không phóng noã.

Một nghiên cứu vào năm 2008 cho thấy những phụ nữ trải qua chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng ra máu ít hơn so với những phụ nữ trải qua chu kỳ kinh nguyệt rụng trứng.

6. Chậm kinh và mất kinh

Sự dao động nội tiết tố vào giai đoạn tiền mãn kinh còn có thể gây chậm kinh (trễ kinh) hoặc mất kinh. Trên thực tế, các lần hành kinh có thể cách xa nhau đến mức bạn không nhớ được lần có kinh trước là khi nào. Khi không có kinh nguyệt 12 chu kỳ liên tiếp, bạn được xác định là đã mãn kinh.

Chừng nào vẫn còn kinh nguyệt thì có nghĩa là sự rụng trứng vẫn diễn ra, bất kể kinh nguyệt có bị chậm đến đâu. Điều này có nghĩa là bạn vẫn còn khả năng mang thai.

Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng cũng có thể là nguyên nhân gây chậm hoặc mất kin.

Cần làm gì?

Thi thoảng bị chậm kinh không phải điều quá đáng ngại. Nếu đã qua vài chu kỳ kinh nguyệt mà không có kinh thì bạn nên thử thai. Nếu không có thai thì đó có thể là dấu hiệu tiền mãn kinh.

Các dấu hiệu khác của mang thai gồm có:

  • Buồn nôn
  • Vú nhạy cảm, đau
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Nhạy cảm với mùi
  • Ợ nóng

Bạn cũng có thể đến bệnh viện làm xét nghiệm thay vì tự thử thai tại nhà. Xét nghiệm máu sẽ giúp xác định tình trạng mất kinh nguyệt là do mang thai, tiền mãn kinh hay mãn kinh.

Nếu bạn không còn ý định sinh con thì hãy sử dụng biện pháp tránh thai mỗi khi quan hệ tình dục trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, mặc dù khả năng sinh sản đã suy giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.

Ngoài ra, bất kể đã mãn kinh hay chưa, bạn vẫn nên sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI/STD).

7. Kinh nguyệt không đều

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể lúc ngắn lúc dài và thời gian hành kinh cũng như lượng máu cũng có thể thay đổi theo từng kỳ, đặc biệt là khi bạn đến gần thời điểm mãn kinh.

Cần làm gì?

Hãy nhớ rằng những thay đổi mà bạn đang trải qua đều là những điều bình thường vào giai đoạn tiền mãn kinh. Quá trình này cuối cùng sẽ kết thúc khi buồng trứng ngừng rụng trứng và chính thức mãn kinh. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Bạn có thể thử các cách dưới đây để đối phó với tình trạng kinh nguyệt không đều vào giai đoạn tiền mãn kinh:

  • Mặc đồ lót và quần màu đen để đề phòng trường hợp ra máu.
  • Mặc quần lót dùng một lần
  • Dùng băng vệ sinh hàng ngày vào những ngày nghi có thể ra máu.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Theo dõi tình trạng ra máu bất thường, đau đớn, khó chịu hoặc các triệu chứng khác

Khi nào cần đi khám?

Đôi khi, rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Nên đi khám khi bị rối loạn kinh nguyệt kèm theo những triệu chứng dưới đây:

  • ra máu quá nhiều (phải thay băng vệ sinh mỗi 1 – 2 giờ hoặc thường xuyên hơn)
  • hành kinh kéo dài trên 7 ngày
  • khoảng cách giữa các lần ra máu (lượng đủ nhiều, không phải chỉ vài giọt) dưới 3 tuần

Khi bạn đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và tất cả các triệu chứng mà bạn gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu, lấy mẫu máu để làm xét nghiệm, sinh thiết và siêu âm để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra những thay đổi bất thường về kinh nguyệt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tại sao chu kỳ kinh ngắn hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh?
Tại sao chu kỳ kinh ngắn hơn vào giai đoạn tiền mãn kinh?

Sự thay đổi nồng độ hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh gây ra nhiều dấu hiệu, triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, đau đầu và chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

Đau bụng kinh nhiều hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh có bình thường không?
Đau bụng kinh nhiều hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh có bình thường không?

Đau buồng trứng có thể là do chu kỳ kinh nguyệt hoặc các yếu tố khác. Tình trạng đau có thể gia tăng trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu tình trạng đau kéo dài dai dẳng hoặc đã hết kinh nguyệt mà vẫn còn đau thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây đau.

Giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn gì, kiêng gì?
Giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn gì, kiêng gì?

Mãn kinh là điều tất yếu xảy ra với mọi phụ nữ và không có cách nào có thể ngăn cản được. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh. Một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?

Những thay đổi của thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra không theo quy luật nên sẽ có ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây