1

Phân biệt dấu hiệu mang thai hay tiền mãn kinh

Mang thai và giai đoạn tiền mãn kinh có chung rất nhiều biểu hiện giống nhau. Ở những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên thì đôi khi sẽ khó mà phân biệt giữa dấu hiệu mang thai và triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên, việc hiểu được sự khác biệt giữa những dấu hiệu này sẽ giúp bạn có thể nhận biết được mình đang trải qua điều gì.
Phân biệt dấu hiệu mang thai hay tiền mãn kinh Phân biệt dấu hiệu mang thai hay tiền mãn kinh

Nội dung chính của bài viết:

  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, tâm trạng thay đổi, tăng cân, nhức đầu, chướng bụng, mệt mỏi, thay đổi ham muốn tình dục,... là những biểu hiện dễ nhận thấy ở cả phụ nữ mang thai hay trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Tuy nhiên, khi mang thai bạn sẽ thấy ngực căng đau nhạy cảm, táo bón, buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị.
  • Còn đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh sẽ bị giảm mật độ xương, giảm khả năng sinh sản, khô âm đạo, tăng mức cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Hãy dùng que thử thai để biết mình có mang thai hay không. Nếu không mang thai thì cũng nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây ra những biểu hiện khác thường.
  • Nếu là do đang trong giai đoạn tiền mãn kinh thì bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị, khắc phục các triệu chứng nếu cần thiết.

Dấu hiệu tiền mãn kinh và mang thai

Mang thai và mãn kinh đều dẫn đến nhiều thay đổi trên cơ thể. Dù là cùng một người nhưng các biểu hiện của mỗi lần mang thai có thể khác nhau. Tương tự như vậy, các dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh của mỗi phụ nữ cũng không giống nhau và cũng có thể thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số dấu hiệu mà phụ nữ thường gặp phải trong giai đoạn tiền mãn kinh và mang thai.

Bảng so sánh các dấu hiệu của tiền mãn kinh và mang thai

Dấu hiệu Tiền mãn kinh Mang thai

Lỡ kinh nguyệt

Đầy hơi và đau bụng dưới

Tăng cholesterol trong máu

 

Táo bón

 

Giảm ham muốn tình dục

Mệt mỏi và khó ngủ

Nhạy cảm với mùi vị đồ ăn

 

Nhức đầu

Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm

Tiểu són

Tăng ham muốn tình dục

 

Đi tiểu nhiều

 

Giảm mật độ xương (loãng xương)

 

Giảm khả năng sinh sản

 

Thay đổi tâm trạng thất thường

Buồn nôn, nôn ọe

 

Ngực nhạy cảm và căng đau

 

Khô âm đạo

 
Tăng cân

Các dấu hiệu chung của mang thai và tiền mãn kinh

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ khi mang thai hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ nhận thấy sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Những thay đổi này xảy ra do sự dao động nồng độ nội tiết tố. Không có kinh nguyệt hay mất kinh nguyệt là một dấu hiệu của thai kỳ trong khi kinh nguyệt trở nên bất thường có thể báo hiệu giai đoạn tiền mãn kinh.

Những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt gồm có thay đổi mức độ ra máu (ra nhiều hơn hoặc ít hơn), ra máu giữ chu kỳ, kỳ kinh kéo dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những bất thường này còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe nên nếu gặp phải thì tốt nhất hãy đi khám bác sĩ.

Mệt mỏi và khó ngủ

Mệt mỏi và các vấn đề với giấc ngủ là những hiện tượng có thể xảy ra trong khi mang thai và cả trong giai đoạn tiền mãn kinh. Khi mang thai, tình trạng mệt mỏi là do nồng độ progesterone tăng cao và gây nên cảm giác buồn ngủ. Mặc khác, trong giai đoạn tiền mãn kinh thì phụ nữ lại thường bị trằn trọc, khó ngủ và mất ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.

Thay đổi tâm trạng

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ dẫn đến sự thay đổi tâm trạng thất thường cả trong thai kỳ và trong giai đoạn tiền mãn kinh. Khi mang thai, sự thay đổi tâm trạng có thể khiến mẹ bầu có trở nên nhạy cảm, dễ khóc hay dễ cáu gắt. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, những thay đổi này thường gây tâm trạng buồn bực, khó chịu hoặc thậm chí tăng nguy cơ trầm cảm.

Nhức đầu

Nhức đầu là một biểu hiện cũng có thể xảy ra ở cả giai đoạn tiền mãn kinh và mang thai. Trong cả hai trường hợp, nguyên nhân gây đau đầu đều là do sự thay đổi nội tiết tố. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, sự suy giảm nồng độ estrogen có thể gây đau đầu. Khi mang thai, nguyên nhân chính gây ra các cơn đau nhức đầu lại là sự gia tăng nồng độ hormone.

Bên cạnh đó, nhức đầu cũng có thể là kết quả do thiếu ngủ, căng thẳng và mất nước cũng như là nhiều vấn đề khác.

Tăng cân

Trong thai kỳ, phụ nữ sẽ tăng cân từ từ. Khi thai nhi dần phát triển thì bụng cũng sẽ ngày một lớn hơn. Các chuyên gia về sức khỏe đều khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tăng quá 15kg nhưng chế độ ăn uống không hợp lý và các vấn đề khác có thể gây tăng cân nhiều hơn.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, quá trình trao đổi chất chậm lại và điều này khiến cho việc duy trì cân nặng khỏe mạnh trở nên khó khăn hơn. Sự thay đổi nội tiết tố còn có thể khiến phụ nữ dễ bị tích mỡ thừa quanh vùng bụng.

>>> Mãn kinh và tăng cân

Vấn đề ở hệ tiết niệu

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Nguyên nhân là do sự gia tăng lưu thông máu khiến cho thận xử lý nhiều chất lỏng hơn và tạo ra nước tiểu liên tục trong bàng quang.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, các cơ trở nên kém săn chắc, bao gồm cả các cơ kiểm soát bàng quang sẽ gây ra chứng tiểu không tự chủ. Vấn đề này cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Thay đổi ham muốn tình dục

Sự thay đổi nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến ham muốn tình dục cả trong giai đoạn tiền mãn kinh và khi mang thai. Khi phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh thì hầu hết phụ nữ đều nhận thấy rằng ham muốn tình dục giảm thấp. Còn khi mang thai, ham muốn tình dục có thể tăng hoặc giảm, tùy từng người.

Chướng bụng và đau bụng dưới

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tử cung thường bị co thắt và gây ra những cơn đau ở vùng bụng dưới. Bên cạnh đó còn xảy ra hiện tượng chướng bụng do thay đổi nội tiết tố.

Cả hai hiện tượng này cũng đều có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, đau bụng dưới có thể là dấu hiệu báo sắp bắt đầu có kinh nguyệt.

Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm

Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm thường là những triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh nhưng cũng có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ.

Khi cơn bốc hỏa xảy ra, nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng, tạo cảm giác nóng bừng, gây đổ mồ hôi và khiến mặt bị đỏ. Hiện tượng bốc hỏa còn có thể xảy ra trong khi ngủ, gây đổ mồ hôi về đêm, khó chịu và phải thức giấc giữa chừng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

Dấu hiệu riêng của mang thai

Ngực căng đau và nhạy cảm

Khi mới bắt đầu mang thai, ngực có thể cảm thấy đau và nhạy cảm. Khi cơ thể thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố thì cảm giác khó chịu này sẽ giảm bớt.

Buồn nôn và nôn ọe

Ốm nghén (buồn nôn và nôn ói) là biểu hiện phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cảm giác buồn nôn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng bị nghén khi mang thai.

Táo bón

Những thay đổi trong cơ thể khi mang thai sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và điều này có thể dẫn đến táo bón.

Nhạy cảm với mùi vị đồ ăn

Vị giác có thể thay đổi trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể không còn muốn ăn những món vẫn thường thích hoặc bắt đầu thèm ăn những món mà trước đây rất ít khi đụng đến. Bên cạnh đó nhiều người còn nôn ọe sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc ngửi thấy một số mùi nhất định.

Dấu hiệu riêng của tiền mãn kinh

Giảm mật độ xương

Sự suy giảm nồng độ hormone estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ gây giảm mật độ xương và dẫn đến loãng xương, khiến cấu trúc xương suy yếu. Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone cũng thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến mật độ xương.

Giảm khả năng sinh sản

Sự rụng trứng trở nên bất thường trong giai đoạn tiền mãn kinh và làm giảm khả năng thụ thai. Tuy nhiên, một khi vẫn còn kinh nguyệt thì phụ nữ vẫn còn có thể mang thai.

Khô âm đạo

Do nồng độ estrogen thấp nên âm đạo sẽ giảm sản sinh chất dịch bôi trơn và độ đàn hồi. Điều này gây cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục và thậm chí còn có thể gây chảy máu.

Tăng mức cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch

Nồng độ estrogen thấp còn có thể gây gia tăng nồng độ LDL cholesterol hay còn được gọi là cholesterol xấu và làm giảm mức HDL cholesterol hay cholesterol tốt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuổi tác, mãn kinh và mang thai

Nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con dù đã có tuổi. Theo số liệu thống kê thì kể từ giữa những năm 1970, tỷ lệ phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi 35 – 44 đã tăng gấp 6 lần. Tỷ lệ sinh cũng tăng ở nhóm phụ nữ trên 45 tuổi. Vào năm 2015, tỷ lệ sinh con ở độ tuổi này đã tăng 5%. Mặc khác, nhiều phụ nữ bắt đầu trải qua các triệu chứng tiền mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 55. Độ tuổi tiền mãn kinh trung bình là 51 và ước tính mỗi ngày có khoảng 6.000 phụ nữ ở Hoa Kỳ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Một khi vẫn còn kinh nguyệt thì phụ nữ vẫn có thể mang thai.

Cần làm gì khi có các dấu hiệu?

Nếu bạn nghĩ rằng có thể mình đã mang thai thì hãy thử mua que thử thai để kiểm tra và sau đó nên đến bệnh viện làm xét nghiệm để xác nhận, tránh trường hợp que thử cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Nếu không mang thai thì cũng nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây ra những biểu hiện khác thường. Nếu là do đang trong giai đoạn tiền mãn kinh thì bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị, khắc phục các triệu chứng nếu cần thiết. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thay đổi một số thói quen, lối sống là đủ để kiểm soát các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh. Còn nếu đã thử nhưng không có hiệu quả thì có thể cần đến liệu pháp hormone thay thế (HRT).

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: dấu hiệu, phân biệt
Tin liên quan
Sau mãn kinh còn có thể mang thai không?
Sau mãn kinh còn có thể mang thai không?

Nhiều phụ nữ có thắc mắc rằng liệu sau khi mãn kinh thì còn có khả năng sinh sản nữa hay không? Để trả lời câu hỏi thì trước tiên cần phải hiểu về giai đoạn chuyển tiếp này.

Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh
Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng điển hình của giai đoạn tiền mãn kinh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ nữ. Vậy làm sao để khắc phục triệu chứng này?

Dùng Thuốc Tránh Thai Có Khiến Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Thay Đổi Không?
Dùng Thuốc Tránh Thai Có Khiến Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Thay Đổi Không?

Khi đang dùng thuốc tránh thai thì các triệu chứng tiền mãn kinh có thay đổi gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?

Những thay đổi của thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra không theo quy luật nên sẽ có ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Mãn kinh: 11 điều mọi phụ nữ cần biết
Mãn kinh: 11 điều mọi phụ nữ cần biết

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời của mỗi phụ nữ. Trong khoảng thời gian này, nồng độ estrogen và progesterone sẽ sụt giảm. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh như loãng xương hoặc bệnh tim mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây