1

Tại sao phụ nữ lại tăng cân trong thời kỳ mãn kinh?

Mãn kinh sẽ gây ra rất nhiều thay đổi, cả về thể chất lẫn cảm xúc, tinh thần. Những thay đổi này gồm có cả tăng cân.
Tại sao phụ nữ lại tăng cân trong thời kỳ mãn kinh? Tại sao phụ nữ lại tăng cân trong thời kỳ mãn kinh?

Nội dung chính của bài viết:

  • Mãn kinh sẽ gây ra rất nhiều thay đổi, cả về thể chất lẫn cảm xúc, tinh thần. Những thay đổi này gồm có cả tăng cân.
  • Tăng cân khi mãn kinh là điều rất phổ biến và có thể là do nhiều yếu tố khác nhau gây nên như: nội tiết tố (hormone); sự lão hóa; lối sống; di truyền. 
  • Khi mãn kinh, nồng độ estrogen thấp sẽ gây tích mỡ ở vùng bụng dưới dạng mỡ nội tạng, có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh kết hợp thói quen tập thể dục đều đặn và nghỉ ngơi đủ sẽ giúp ngăn ngừa tăng cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì.

Quá trình mãn kinh ở mỗi một phụ nữ là khác nhau nên không phải ai cũng bị tăng cân khi trải qua giai đoạn này. Vậy tại sao một số phụ nữ lại bị tăng cân và rất khó giảm cân trong và sau khi mãn kinh?

Các giai đoạn trong cuộc đời phụ nữ

Cuộc đời của mỗi phụ nữ trải qua 4 giai đoạn gồm có:

  • Độ tuổi sinh sản
  • Giai đoạn tiền mãn kinh
  • Giai đoạn mãn kinh
  • Giai đoạn hậu mãn kinh

1. Độ tuổi sinh sản

Độ tuổi sinh sản là những năm bắt đầu từ khi dậy thì cho đến trước khi mãn kinh hay nói cách khác là bắt đầu từ kỳ kinh đầu tiên cho đến kỳ kinh cuối cùng. Đây là khoảng thời gian mà phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con. Khoảng thời gian này kéo dài trong khoảng 30 - 40 năm.

2. Tiền mãn kinh

“Tiền” có nghĩa là trước. Tiền mãn kinh là giai đoạn diễn ra trước khi mãn kinh. Trong giai đoạn này, nồng độ estrogen trở nên thất thường và nồng độ progesterone giảm.

Phụ nữ có thể bắt đầu trải qua giai đoạn tiền mãn kinh bất cứ lúc nào trong khoảng giữa độ tuổi 30 đến đầu độ tuổi 50 nhưng thông thường, khoảng thời gian chuyển tiếp sang mãn kinh này diễn ra ở độ tuổi 40 và kéo dài từ 4 – 11 năm.

Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh gồm có:

  • Bốc hỏa và không chịu được nóng
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt
  • Phiền muộn, lo âu
  • Tăng cân

3. Mãn kinh

Mãn kinh chính thức bắt đầu khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp. Độ tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi. Trước đó được coi là giai đoạn tiền mãn kinh.

Nhiều phụ nữ phải trải qua các triệu chứng nặng nhất trong giai đoạn tiền mãn kinh nhưng cũng có người lại nhận thấy các triệu chứng trở nên nặng hơn trong khoảng1 - 2 năm đầu tiên sau khi mãn kinh.

4. Hậu mãn kinh

Hậu mãn kinh bắt đầu ngay sau khi một phụ nữ trải qua 1 năm không có kinh nguyệt. Hai thuật ngữ mãn kinh và hậu mãn kinh thường được sử dụng với nghĩa giống nhau.

Đôi khi, một số thay đổi nội tiết tố và thay đổi về thể chất trong giai đoạn tiền mãn kinh vẫn tiếp tục xảy ra sau khi mãn kinh.

Hormone ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như thế nào?

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hormone progesterone giảm chậm và đều đặn trong khi nồng độ hormone estrogen có sự dao động rất lớn theo từng ngày và thậm chí giữa những thời điểm khác nhau trong cùng một ngày.

Ở giai đoạn đầu của giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng thường sản xuất ra một lượng estrogen rất cao. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do tín hiệu phản hồi giữa buồng trứng, vùng dưới đồi và tuyến yên bị suy yếu.

Sang giai đoạn sau của giai đoạn tiền mãn kinh, khi chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường, buồng trứng tạo ra rất ít estrogen và khi mãn kinh thì lượng estrogen được sản sinh ra còn ít hơn nữa.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mức estrogen cao sẽ làm tăng tích mỡ thừa. Kể cả trong độ tuổi sinh sản thì mức estrogen cao cũng có thể gây tăng cân và tăng mỡ trong cơ thể.

Từ tuổi dậy thì cho đến khi tiền mãn kinh, phụ nữ thường tích mỡ ở vùng hông và đùi dưới dạng mỡ dưới da. Mặc dù khó giảm nhưng loại mỡ này thường không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, khi mãn kinh, nồng độ estrogen thấp sẽ gây tích mỡ ở vùng bụng dưới dạng mỡ nội tạng, có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.

Thay đổi cân nặng trong giai đoạn tiền mãn kinh

Theo nghiên cứu, phụ nữ tăng trung bình khoảng 1 - 2kg trong giai đoạn tiền mãn kinh và những phụ nữ vốn đã thừa cân hoặc béo phì sẽ còn tăng nhiều hơn.

Ngoài sự thay đổi nội tiết tố, sự lão hóa tự nhiên cũng là một nguyên nhân gây tăng cân.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự thay đổi cân nặng và nội tiết tố ở những phụ nữ trong độ tuổi 42 đến 50 trong khoảng thời gian 3 năm. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt nào về mức tăng cân trung bình giữa những phụ nữ vẫn tiếp tục có kinh nguyệt bình thường và những người bước vào thời kỳ mãn kinh.

Một nghiên cứu quy mô lớn đã theo dõi những phụ nữ trung niên trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và nhận thấy những người tham gia đều có sự tăng mỡ bụng và mất khối cơ.

Một yếu tố khác góp phần gây tăng cân trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể là cảm giác thèm ăn do sự thay đổi nội tiết tố, dẫn đến ăn nhiều và tăng lượng calo nạp vào.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ ghrelin - hormone tạo cảm giác đói - tăng cao hơn đáng kể ở những phụ nữ tiền mãn kinh so với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và hậu mãn kinh.

Nồng độ estrogen thấp trong giai đoạn cuối của giai đoạn tiền mãn kinh còn làm suy giảm chức năng của leptin và neuropeptide Y - các hormone kiểm soát cảm giác no và sự thèm ăn.

Do đó mà vào cuối giai đoạn tiền mãn kinh, khi lượng estrogen trong cơ thể sụt giảm xuống mức thấp thì phụ nữ thường có xu hướng nạp vào nhiều calo hơn và dẫn đến tăng cân.

Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của hormone progesterone đến cân nặng trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thì sự kết hợp của nồng độ estrogen và progesterone thấp có thể làm tăng thêm nguy cơ béo phì.

Thay đổi cân nặng trong và sau mãn kinh

Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố và tăng cân có thể tiếp tục diễn ra khi phụ nữ qua giai đoạn tiền mãn kinh và bước vào giai đoạn mãn kinh.

Mức độ tăng cân có thể thay đổi theo độ tuổi bắt đầu mãn kinh.

Một nghiên cứu trên 1.900 phụ nữ đã cho thấy rằng những người bắt đầu mãn kinh trước 51 tuổi bị tích mỡ trong cơ thể ít hơn so với những người mãn kinh sau tuổi 51. Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây tăng cân sau khi mãn kinh.

Phụ nữ sau mãn kinh thường ít hoạt động hơn so với khi còn trẻ, điều này làm giảm mức calo được đốt cháy và dẫn đến mất khối cơ.

Phụ nữ mãn kinh cũng thường có mức insulin lúc đói cao hơn và còn gặp tình trạng kháng insulin, điều này gây tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mặc dù vẫn còn đang gây tranh cãi nhưng liệu pháp hormone thay thế đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng và cải thiện độ nhạy insulin trong cũng như là sau khi mãn kinh.

Cách tránh tăng cân do mãn kinh

Dưới đây là một số biện pháp để tránh bị tăng cân trong giai đoạn tiền mãn kinh và sau mãn kinh:

  • Giảm lượng carb: Cắt giảm lượng carb trong chế độ ăn hàng ngày để tránh tích mỡ thừa trong cơ thể - đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề về trao đổi chất.
  • Bổ sung thêm chất xơ: Nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, các loại đậu và hạt để tăng độ nhạy insulin.
  • Tập thể dục: Nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn và kết hợp cả các bài tập tăng cơ như tập tạ để cải thiện khối cơ và giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể.
  • Nghỉ ngơi và thư giãn: Cố gắng thư giãn trước khi ngủ và ngủ đủ giấc để giữ cho nồng độ hormone ở mức cân bằng và kiểm soát cảm giác thèm ăn.

Những biện pháp này không những giúp tránh tăng cân mà thậm chí còn có tác dụng giảm cân trong thời gian này.

Nếu bạn muốn giảm cân trong giai đoạn tiền mãn kinh và sau mãn kinh thì có thể tham khảo bài viết này.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh
Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh

Trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh là một vấn đề có thể điều trị được. Khi nhận thấy có những thay đổi tâm lý, cảm xúc bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn những phương pháp can thiệp, điều trị hiệu quả nhất.

Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh
Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh

Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.

Tại sao bị táo bón trong thời kỳ mãn kinh?
Tại sao bị táo bón trong thời kỳ mãn kinh?

Giống như bốc hỏa hay khó ngủ, táo bón cũng là một triệu chứng thường gặp trong thời kỳ mãn kinh.

Vòng tránh thai nội tiết ảnh hưởng thế nào đến thời kỳ mãn kinh?
Vòng tránh thai nội tiết ảnh hưởng thế nào đến thời kỳ mãn kinh?

Rất nhiều phụ nữ còn chưa hiểu rõ về những gì có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết. Một số người cho rằng khi đặt loại vòng tránh thai này thì các dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh sẽ không còn biểu hiện rõ hoặc vòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này. Liệu có đúng là như thế không?

Các triệu chứng đau trong giai đoạn tiền mãn kinh
Các triệu chứng đau trong giai đoạn tiền mãn kinh

Một triệu chứng phổ biến xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là các cơn đau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây