Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến một phần não bị gián đoạn hoặc suy giảm và khi không nhận được đủ oxy, các tế bào não sẽ chết dần. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Theo hướng dẫn vào năm 2018 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA), những người được điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông trong vòng 4,5 giờ kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ có khả năng hồi phục cao hơn và nguy cơ tàn tật thấp hơn. (1)
Điều đầu tiên cần làm khi bản thân hoặc một ai đó có dấu hiệu đột quỵ là gọi cấp cứu. Những người được cấp cứu sớm sẽ có tiên lượng tốt hơn.
Nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời là những điều rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng tàn tật và tử vong.
Các nhận biết dấu hiệu đột quỵ
Các triệu chứng đột quỵ thường xảy đến đột ngột. Một cách để nhận biết các dấu hiệu của cơn đột quỵ là sử dụng quy tắc FAST:
- F – face (khuôn mặt): Yêu cầu người đó mỉm cười và quan sát xem người đó có bị xệ nửa mặt, khuôn mặt không cân xứng hoặc miệng cười bị lệch hay không.
- A – arm (cánh tay): Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên. Nếu một cánh tay không thể giơ lên qua đầu hoặc bị rơi xuống thì đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
- S – speech (khả năng nói): Yêu cầu người đó nói một cụm từ hoặc câu đơn giản và nghe xem người đó có bị khó nói hay nói không rõ hay không.
- T – time (thời gian): Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Các dấu hiệu khác của cơn đột quỵ:
- Vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt
- Tê hoặc yếu cơ ở chân tay, thường là ở một bên
- Mệt mỏi
- Đi lại khó khan
- Chóng mặt, choáng váng
- Đau đầu
Nếu bạn hoặc một ai đó có những dấu hiệu này, hãy gọi cấp cứu ngay, không nên tự đưa người bệnh đến bệnh viện. Nhân viên y tế sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp ngay trên xe cấp cứu.
>>> Các bước sơ cứu người bị đột quỵ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), không phải ai bị đột quỵ cũng gặp phải tất cả các dấu hiệu kể trên. Người bị đột quỵ có thể chỉ có một hoặc một vài dấu hiệu trong số này. Cho dù chỉ có một dấu hiệu của đột quỵ thì cũng phải gọi cấp cứu ngay. Không được chờ xem các triệu chứng có tự hết hay không.
Người bệnh được điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao.
Dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ
Phụ nữ bị đột quỵ cũng gặp phải các triệu chứng kể trên nhưng đôi khi còn có thêm một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Yếu cơ toàn thân
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Mất phương hướng hoặc lú lẫn
- Giảm trí nhớ
Đôi khi, các dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ khó nhận thấy hơn và điều này khiến cho việc điều trị bị chậm trễ.
Điều trị đột quỵ
Hãy ghi nhớ thời điểm bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ và cho nhân viên y tế biết. Thông tin này sẽ giúp nhân viên y tế xác định phương pháp điều trị thích hợp.
Một số loại thuốc điều trị đột quỵ cần được sử dụng trong vòng 3 đến 4,5 giờ kể từ khi có triệu chứng đột quỵ để ngăn ngừa tàn tật và tử vong.
Theo hướng dẫn của AHA và ASA, thủ thuật lấy huyết khối qua ống thông cần được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng đột quỵ. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, sau đó đưa ống thông qua mạch máu đến vị trí có cục máu đông.
Một số ca đột quỵ cần điều trị bằng phẫu thuật.
Chuẩn bị cho cơn đột quỵ
Nếu có nguy cơ cao bị đột quỵ, bạn nên thực hiện các bước chuẩn bị sau đây:
- Hướng dẫn người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cách nhận biết dấu hiệu đột quỵ bằng quy tắc FAST
- Đeo vòng tay y tế hoặc mang một tờ giấy ghi những thông tin y tế quan trọng, gồm có bệnh sử, nhóm máu và các loại thuốc đang dùng để nhân viên y tế xác định phương pháp điều trị đột quỵ phù hợp. Nên ghi cả số điện thoại của người thân để nhân viên y tế liên lạc.
Phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Tốt nhất nên phòng ngừa đột quỵ ngay từ đầu.
Điều đầu tiên cần làm là điều trị các bệnh lý hoặc tình trạng làm tăng nguy cơ đột quỵ, ví dụ như cao huyết áp.
Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng là điều cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ. Hãy tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, giảm cân nếu thừa cân, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và tránh làm việc quá sức.
Tóm tắt bài viết
Một số dấu hiệu thường gặp của đột quỵ là liệt hoặc xệ một bên mặt, rối loạn ngôn ngữ (khó nói hoặc khó hiểu lời người khác nói) và yếu cơ tay chân ở một bên.
Nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo của cơn đột quỵ là điều cần thiết để hành động nhanh chóng. Điều này sẽ giúp cứu tính mạng người bệnh và giảm nguy cơ tàn tật.
Khi bản thân hoặc một ai đó có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Cấp cứu kịp thời là điều rất quan trọng đối với người bị đột quỵ. Điều này có thể cứu sống người bệnh và giảm đáng kể nguy cơ xảy ra các biến chứng lâu dài. Dưới đây là 11 dấu hiệu nhận biết một người đang bị đột quỵ và những gì cần thực hiện khi có người bị đột quỵ.
Sốc tim là một tình trạng đe dọa tính mạng, xảy ra khi tim đột nhiên không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này thường là do cơn nhồi máu cơ tim nghiêm trọng gây ra nhưng không phải ai bị nhồi máu cơ tim cũng bị sốc tim. Sốc tim rất hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi mạch máu bị vỡ, làm gián đoạn sự lưu thông máu đến một phần não. Đây là tình trạng rất nguy hiểm cần được điều trị khẩn cấp. Nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ và hành động kịp thời khi có dấu hiệu bất thường có thể giúp cải thiện tiên lượng cho người bệnh.
Đột quỵ thầm lặng là những cơn đột quỵ nhẹ xảy ra ở những phần não không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, cơn đột quỵ thầm lặng vẫn có thể gây tổn thương não và làm tăng nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Cơn đau tim xảy ra khi dòng máu đến cơ tim bị giảm đột ngột và nghiêm trọng, còn đột quỵ là tình trạng tương tự xảy ra với dòng máu đến não. Ngoài việc nhận biết các dấu hiệu, bạn cũng cần biết xử lý đúng cách. Cả hai tình trạng này đều có thể đe dọa đến tính mạng nhưng thường có thể điều trị được nếu bệnh nhân được chăm sóc y tế kịp thời.