1

Cách nhận biết cơn đột quỵ thầm lặng

Đột quỵ thầm lặng là những cơn đột quỵ nhẹ xảy ra ở những phần não không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, cơn đột quỵ thầm lặng vẫn có thể gây tổn thương não và làm tăng nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Cách nhận biết cơn đột quỵ thầm lặng Cách nhận biết cơn đột quỵ thầm lặng

Nhắc đến đột quỵ, hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, tê, yếu cơ, mắt mờ… nhưng có đôi khi, cơn đột quỵ xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào, do đó người bệnh không hề hay biết mình bị đột quỵ. Những cơn đột quỵ này được gọi là “đột quỵ thầm lặng”.

Nguyên nhân gây đột quỵ thầm lặng

Giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ thầm lặng xảy ra khi dòng máu đến một phần não đột nhiên bị gián đoạn, khiến cho phần não đó không được cung cấp oxy và các tế bào não bị chết.

Các yếu tố góp phần gây ra đột quỵ thầm lặng gồm có:

  • Cục máu đông
  • Cao huyết áp
  • Động mạch bị thu hẹp (ví dụ như do xơ vữa động mạch)
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tiểu đường

Đột quỵ thầm lặng rất khó nhận biết vì sự gián đoạn lưu thông máu xảy ra ở phần não không kiểm soát các chức năng quan trọng như nói hoặc cử động. Do đó, người bệnh có thể sẽ không biết rằng mình bị đột quỵ.

Đột quỵ thầm lặng đa phần là đột quỵ lỗ khuyết, loại đột quỵ xảy ra do tắc nghẽn ở các mạch máu nhỏ của não.

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2016, khoảng 18% những người chưa bao giờ bị đột quỵ có triệu chứng đã từng trải qua cơn đột quỵ thầm lặng. (1)

Hầu hết những trường hợp bị đột quỵ thầm lặng đều được tình cờ phát hiện khi chụp MRI hoặc CT để kiểm tra các bệnh lý khác và bác sĩ nhận thấy tổn thương ở một số vùng nhỏ của não.

Đột quỵ thầm lặng có nghiêm trọng như các loại đột quỵ khác không?

Mặc dù đột quỵ thầm lặng không có triệu chứng nhưng điều đó không có nghĩa là loại đột quỵ này không gây tổn thương não.

Đột quỵ thầm lặng thường chỉ ảnh hưởng đến một vùng nhỏ của não nhưng tình trạng tổn thương sẽ tích lũy dần theo thời gian. Sau nhiều lần bị đột quỵ thầm lặng, người bệnh sẽ bắt đầu nhận thấy các triệu chứng thần kinh, ví dụ như suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (the American Stroke Association), đột quỵ thầm lặng sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ có triệu chứng trong tương lai. (2) Tổng quan nghiên cứu vào năm 2016 chỉ ra rằng nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc trải qua đột quỵ thầm lặng nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ não mạch. Các triệu chứng của chứng bệnh này gồm có:

  • Suy giảm trí nhớ
  • Lú lẫn
  • Giảm khả năng suy nghĩ, lập kế hoạch
  • Rối loạn cảm xúc, ví dụ như cười hoặc khóc vào những thời điểm không thích hợp, dễ kích động
  • Đi lại không vững
  • Cảm giác xa lạ khi đến những nơi quen thuộc
  • Giảm khả năng ra quyết định
  • Tiểu tiện và đại tiện không kiểm soáóa

Tuổi thọ sau khi bị đột quỵ thầm lặng

Một nghiên cứu của Trung Quốc vào năm 2021 phát hiện ra rằng những người bị đột quỵ lỗ khuyết thầm lặng có tiên lượng tương tự như những người bị đột quỵ lỗ khuyết có triệu chứng. Tỷ lệ sống sau 5 năm của những người bị đột quỵ lỗ khuyết thầm lặng là 89% trong khi tỷ lệ này ở những người bị đột quỵ lỗ khuyết có triệu chứng là 86%. (3)

Sự khác biệt giữa đột quỵ thầm lặng và cơn thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua, hay còn được gọi là đột quỵ nhẹ, là tình trạng gián đoạn tạm thời sự lưu thông máu đến một phần não. Đột quỵ thầm lặng không có bất kỳ triệu chứng nào, trong khi cơn thiếu máu não thoáng qua gây ra các triệu chứng trong thời gian ngắn (dưới 24 giờ).

Các triệu chứng thường gặp của cơn thiếu máu não thoáng qua gồm có:

  • Đi lại không vững
  • Thay đổi thị lực ở một bên mắt
  • Đột ngột đau đầu dữ dội
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn

Do sự lưu thông máu chỉ bị gián đoạn tạm thời nên cơn thiếu máu não thoáng qua không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, đột quỵ thầm lặng có thể gây tác động tích lũy theo thời gian và dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Cả cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ thầm lặng đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng hơn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ xuất huyết não) trong tương lai.

Dưới đây là bảng so sánh đột quỵ thầm lặng, cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ do thiếu máu cục bộ/đột quỵ xuất huyết não.

  Đột quỵ thầm lặng Cơn thiếu máu não thoáng qua Đột quỵ do thiếu máu cục bộ/đột quỵ xuất huyết não
Triệu chứng Không có Xảy ra trong thời gian ngắn (<24h) Kéo dài trên 24 giờ
Tổn thương não Không
Tăng nguy cơ đột quỵ trong tương lai

Làm sao để biết mình từng bị đột quỵ thầm lặng?

Ở những người từng bị đột quỵ thầm lặng, ảnh chụp CT hoặc MRI não sẽ cho thấy các đốm trắng ở những vị trí mà tế bào não ngừng hoạt động.

Đó là cách bác sĩ biết người bệnh đã bị đột quỵ thầm lặng.

Cho dù có cơn đột quỵ thầm lặng có biểu hiện triệu chứng thì các triệu chứng cũng chỉ rất nhẹ hoặc không đặc hiệu, chẳng hạn như:

  • Mất thăng bằng, thường xuyên té ngã
  • Tiểu không tự chủ
  • Thay đổi về cảm xúc, tâm trạng
  • Giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và suy nghĩ

Đây đều là những vấn đề rất phổ biến ở người cao tuổi do sự lão hóa tự nhiên.

Tổn thương não do đột quỵ thầm lặng có phục hồi được không?

Khi không được cung cấp oxy, các tế bào não sẽ bị hỏng vĩnh viễn và không có cách nào phục hồi được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các phần não khỏe mạnh có thể đảm nhận thay chức năng của những phần bị tổn thương. Nhưng khi tình trạng đột quỵ thầm lặng xảy ra nhiều lần, mức độ tổn thương não sẽ tăng lên và các phần não khỏe mạnh sẽ không còn khả năng bù đắp cho những phần bị hỏng nữa.

Điều trị các vấn đề về nhận thức do đột quỵ

Phục hồi chức năng là một giai đoạn rất quan trọng sau đột quỵ. Các phương pháp trị liệu sẽ giúp người bệnh lấy lại một số chức năng bị mất. Các phương pháp trị liệu thường có trong quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ gồm có:

  • Vật lý trị liệu
  • Hoạt động trị liệu
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Trị liệu tâm lý

Mặc dù hiện chưa có loại thuốc nào được phê duyệt để điều trị chứng sa sút trí tuệ não mạch nhưng chứng bệnh này có thể được điều trị bằng các loại thuốc trị bệnh Alzheimer, chẳng hạn như:

  • donepezil
  • galantamin
  • rivastigmine

Nếu cơn đột quỵ thầm lặng làm suy giảm khả năng nhận thức, người bệnh có thể thực hiện những thay đổi sau đây để đối phó với vấn đề:

  • Tập thói quen làm những việc cụ thể vào những thời điểm nhất định trong ngày.
  • Để những vật dụng cần dùng thường xuyên như thuốc men, chìa khóa, ví tiền ở một chỗ cố định.
  • Cài đặt lời nhắc trên điện thoại
  • Viết danh sách những việc cần làm và dán ở nơi dễ thấy
  • Viết ra các bước thực hiện các công việc phức tạp.
  • Sử dụng hộp chia thuốc để theo dõi việc uống thuốc hàng ngày.
  • Cài đặt thanh toán tự động hóa đơn hàng tháng trên ứng dụng ngân hàng.
  • Chơi các trò chơi trí tuệ để cải thiện khả năng nhận thức.

Phòng ngừa đột quỵ thầm lặng

Mặc dù rất khó phát hiện cơn đột quỵ thầm lặng và phục hồi các vùng não bị tổn thương nhưng việc phòng ngừa đột quỵ lại tương đối dễ dàng.

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ gồm có:

  • Kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol
  • Tích cực hoạt động thể chất
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Không hút thuốc
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch

Tóm tắt bài viết

Đột quỵ thầm lặng không có triệu chứng rõ ràng nhưng vẫn có thể gây tổn thương não.

Giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ thông thường, đột quỵ thầm lặng xảy ra khi sự lưu thông máu đến một vùng nhỏ trong não bị gián đoạn, điều này làm hỏng các tế bào não. Đột quỵ thầm lặng gây tổn thương tích lũy cho não bộ và dần dần cũng dẫn đến những biến chứng về thể chất cũng như tinh thần.

Có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh
  • Kiểm soát cân nặng
  • Duy trì cholesterol ở mức khỏe mạnh
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ngừng tim đột ngột: Nguyên nhân và cách điều trị
Ngừng tim đột ngột: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngừng tim đột ngột là tình trạng mất chức năng tim, nhịp thở và ý thức đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra do hệ thống điện của tim có vấn đề, làm gián đoạn hoạt động bơm máu của tim và dẫn đến ngừng lưu thông máu trong cơ thể.

Hội chứng suy nút xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hội chứng suy nút xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng suy nút xoang là tình trạng nút xoang (bộ phận điều hòa nhịp đập của tim) không thể tạo ra nhịp tim phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường). Hội chứng suy nút xoang còn được gọi là rối loạn chức năng nút xoang hay bệnh nút xoang.

Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ
Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu thường gặp của cơn đột quỵ gồm có xệ nửa mặt, tê hoặc yếu cơ ở một bên người và khó nói chuyện. Điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng khi nhận thấy dấu hiệu đột quỵ. Cấp cứu sớm sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong và tàn tật.

Nguyên nhân gây đau cánh tay sau đột quỵ và cách điều trị
Nguyên nhân gây đau cánh tay sau đột quỵ và cách điều trị

Đột quỵ có thể dẫn đến đau, tê, yếu cơ và giảm phạm vi chuyển động ở cánh tay và vai. Tình trạng đau cánh tay và vai thường có thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị như dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu.

Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi sự lưu thông máu đến cơ tim đột ngột giảm mạnh, trong khi đột quỵ xảy ra do sự gián đoạn lưu thông máu đến não. Mặc dù nhồi máu cơ tim và đột quỵ có một số triệu chứng tương tự nhau nhưng cũng có những triệu chứng khác nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây