Tin tức Đột Quỵ
Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm nguy cơ đột quỵ, gồm có kiểm soát huyết áp, mức cholesterol, lượng đường trong máu và điều trị bệnh tim mạch đang mắc.
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua thường qua nhanh nhưng vẫn cần để ý khi có các triệu chứng bất thường vì cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơn đột quỵ.
Đột quỵ xảy ra khi các tế bào não bị thiếu oxy do gián đoạn lưu thông máu đến một vùng não. Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị đột quỵ, phụ thuộc vào loại đột quỵ và thời điểm mà người bệnh được cấp cứu.
Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Những loại thuốc này còn có tác dụng phá vỡ cục máu đông và được sử dụng để ngăn ngừa, điều trị nhiều vấn đề khác nhau.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong đó có những yếu tố không thể kiểm soát được, ví dụ như tuổi tác và tiền sử gia đình nhưng cũng có những yếu tố có thể thay đổi, chẳng hạn như huyết áp, mức cholesterol và lối sống.
Đột quỵ động mạch nền là loại đột quỵ tương đối hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, xảy ra do cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch chính ở đáy não.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do cục máu đông làm tắc nghẽn một mạch máu mang máu đến não. Đột quỵ xuất huyết não xảy ra do mạch máu trong não bị vỡ, khiến máu rò rỉ vào mô não xung quanh.
Cấp cứu kịp thời là điều rất quan trọng đối với người bị đột quỵ. Điều này có thể cứu sống người bệnh và giảm đáng kể nguy cơ xảy ra các biến chứng lâu dài. Dưới đây là 11 dấu hiệu nhận biết một người đang bị đột quỵ và những gì cần thực hiện khi có người bị đột quỵ.
Đột quỵ cầu não là đột quỵ xảy ra ở các mạch máu cung cấp máu cho cầu não, một cấu trúc ở thân não kiểm soát các chức năng vô thức như chu kỳ ngủ - thức và phối hợp các chuyển động.
Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, gồm có trầm cảm, tiểu đường type 2 và đột quỵ.
Trầm cảm là một trong những biến chứng phổ biến của đột quỵ. Có nhiều cách để điều trị trầm cảm do đột quỵ, gồm sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý và các biện pháp điều trị không dùng thuốc khác.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên toàn thế giới. Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và việc nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ là rất quan trọng. Do không nhận biết được các triệu chứng của đột quỵ nên nhiều trường hợp đột quỵ được phát hiện muộn, dẫn đến điều trị chậm trễ và hậu quả nghiêm trọng.
Đột quỵ đồi thị xảy ra khi có sự gián đoạn sự lưu thông máu đến đồi thị, vùng nằm sâu trong não. Đột quỵ đồi thị ảnh hưởng đến cảm giác, khả năng giữ thăng bằng, kỹ năng ngôn ngữ và trí nhớ. Nếu được điều trị kịp thời, người bị đột quỵ đồi thị thường có tiên lượng tốt.
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể, tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng. Một số biến chứng có thể kéo dài, thậm chí là tồn tại vĩnh viễn sau cơn đột quỵ.
Lấy huyết khối là một thủ thuật được thực hiện khẩn cấp nhằm loại bỏ cục máu đông trong động mạch hoặc tĩnh mạch. Có nhiều loại thủ thuật lấy huyết khối nhưng tất cả đều nhằm mục đích khôi phục sự lưu thông máu và giảm thiểu tổn thương cho các cơ quan quan trọng.
Chế độ ăn giàu flavonoid, chất chống oxy hóa và chất béo tốt có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông máu đến một phần não bị gián đoạn. Các tế bào não sẽ không nhận được oxy và bắt đầu chết. Điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như yếu cơ, liệt, mất khả năng nói chuyện, đi lại, suy giảm nhận thức và thậm chí là tử vong. Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ nhưng nguy cơ sẽ tăng lên khi mắc một số bệnh lý nhất định, ví dụ như tăng huyết áp, cholesterol cao hay đái tháo đường.
Một số biện pháp tránh thai nội tiết có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ, hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng nguy hiểm xảy ra khi sự lưu thông máu đến một phần của não bị gián đoạn. Nguyên nhân của điều này có thể là do cục máu đông làm tắc mạch máu hoặc một mạch máu trong não bị vỡ.
Đột quỵ là vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Đột quỵ có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, tàn tật lâu dài và làm giảm tuổi thọ. Trong khi nhiều người phục hồi hoàn toàn và sống thọ đột quỵ thì nhiều người lại phải sống chung với những biến chứng nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống giảm đáng kể.
Đột quỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng như giảm khả năng cử động cơ và phối hợp động tác, khó nuố, vấn đề về tiêu hóa, giảm trí nhớ và vấn đề về tâm lý. Điều trị kịp thời và tích cực phục hồi chức năng sau đột quỵ có thể giúp làm giảm các biến chứng.
Hầu hết các ca đột quỵ là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và làm gián đoạn sự lưu thông máu đến một phần não. Đôi khi, dù đã tiến hành nhiều biện pháp chẩn đoán nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân gây đột quỵ. Những trường hợp này được gọi là đột quỵ không rõ nguồn gốc.
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cũng gây ra các triệu chứng giống đột quỵ, gồm có xệ nửa mặt, yếu cơ ở một bên cơ thể và khó nói. Mặc dù cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ tự hết nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơn đột quỵ trong tương lai.
Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi có sự gián đoạn lưu thông máu đến một phần não. Có ba loại đột quỵ chính và mỗi loại là do nguyên nhân khác nhau gây ra. Phương pháp điều trị mỗi loại cũng khác nhau.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập theo nhịp bất thường, có thể quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Có nhiều loại rối loạn nhịp tim và mỗi loại đều có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số loại rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ, là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ.
Nguyên nhân và cách điều trị đột quỵ ở phụ nữ cũng giống như ở nam giới nhưng một số triệu chứng đột quỵ xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, ví dụ như buồn nôn, nôn, co giật, nấc cụt, khó thở và buồn ngủ đột ngột. Gọi cấp cứu ngay khi nhận thấy bản thân hoặc một ai đó có những dấu hiệu đột quỵ.
Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông máu đến não bị gián đoạn do cục máu đông hoặc mạch máu bị vỡ. Mọi người thường cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nhưng trên thực tế, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.
Đột quỵ chu sinh là một loại tổn thương não xảy ra ở trẻ sơ sinh do sự lưu thông máu đến não giảm trước hoặc ngay sau khi sinh.
Cơn đau tim xảy ra khi dòng máu đến cơ tim bị giảm đột ngột và nghiêm trọng, còn đột quỵ là tình trạng tương tự xảy ra với dòng máu đến não. Ngoài việc nhận biết các dấu hiệu, bạn cũng cần biết xử lý đúng cách. Cả hai tình trạng này đều có thể đe dọa đến tính mạng nhưng thường có thể điều trị được nếu bệnh nhân được chăm sóc y tế kịp thời.
Các phương pháp điều trị đột quỵ chính là dùng thuốc và phẫu thuật. Phác đồ điều trị cụ thể phụ thuộc vào loại đột quỵ (đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay đột quỵ xuất huyết não. Điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng.