1

Nguyên nhân gây đau cánh tay sau đột quỵ và cách điều trị

Đột quỵ có thể dẫn đến đau, tê, yếu cơ và giảm phạm vi chuyển động ở cánh tay và vai. Tình trạng đau cánh tay và vai thường có thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị như dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu.
Nguyên nhân gây đau cánh tay sau đột quỵ và cách điều trị Nguyên nhân gây đau cánh tay sau đột quỵ và cách điều trị

Đau cánh tay và vai là vấn đề rất phổ biến sau đột quỵ. Trên thực tế, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có tới 84% số người sống sót sau đột quỵ bị đau vai. (1)

Vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và khôi phục dần sức mạnh của cơ.

Đột quỵ có gây đau cánh tay không?

Đột quỵ có thể gây đau ở cánh tay và vai.

Cơn đột quỵ còn có thể dẫn đến yếu cơ, căng cứng hoặc mất cảm giác ở cánh tay. Đột quỵ cũng có thể dẫn đến các vấn đề ở khớp vai.

Triệu chứng của vấn đề về cánh tay do đột quỵ

Các triệu chứng của vấn đề về cánh tay do đột quỵ phụ thuộc vào nguyên nhân chính xác gây ra vấn đề. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp là đau, khó cử động cánh tay hoặc bị mất cảm giác ở cánh tay. Một số người không thể vươn tay ra xa trong khi một số người lại không thể giơ cánh tay lên cao quá đầu hoặc dang tay sang hai bên. Cơn đau ở cánh tay có thể lan từ vai đến cổ tay hoặc có thể chỉ xảy ra ở một vùng.

Nguyên nhân gây đau cánh tay sau đột quỵ

Khi xảy ra cơn đột quỵ, các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và chết đi. Điều này dẫn đến tình trạng tê và yếu cơ khắp cơ thể, bao gồm cả vai và cánh tay.

Đột quỵ có thể gây ra nhiều vấn đề ở cánh tay và vai, gồm có:

  • Trật khớp vai một phần: Đột quỵ có thể khiến khớp vai bị trật một phần, dẫn đến đau đớn.
  • Đông cứng khớp vai hay còn gọi là viêm quanh khớp vai thể đông cứng: xảy ra khi lồi cầu và ổ chảo của khớp vai bị cứng, viêm và bị hỏng. Tình trạng này có thể gây đau đớn dữ dội và làm giảm phạm vi chuyển động.
  • Co rút cơ: sau một thời gian ít hoặc không vận động, các cơ sẽ bị co và ngắn lại. Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tình trạng này.
  • Co cứng cơ: tình trạng này gây đau đớn và giảm khả năng cử động cánh tay.
  • Liệt cánh tay: đột quỵ thường gây liệt một bên cơ thể, bao gồm cả cánh tay.
  • Bệnh thần kinh: đột quỵ có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh thần kinh hoặc đau dây thần kinh. Những tình trạng này có thể xảy ra ở cánh tay.

Điều trị đau cánh tay do đột quỵ

Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu là hai biện pháp chính để điều trị đau cánh tay sau đột quỵ. Số buổi điều trị cũng như những bài tập cụ thể mà người bệnh cần thực hiện sẽ phụ thuộc vào mức độ đau cũng như sự tiến triển đạt được trong quá trình trị liệu.

Người bệnh có thể sẽ cần đeo đai nẹp để giảm đau, ổn định khớp và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các phương pháp điều trị khác gồm có:

  • Thuốc giảm đau: bác sĩ có thể sẽ kê thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau cánh tay và vai. Nếu người bệnh bị đau nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau mạnh hơn.
  • Thuốc giãn cơ: giúp giảm tình trạng co cứng cơ.
  • Tiêm Botox hoặc steroid: tiêm Botox giúp làm giãn các cơ ở cánh tay. Tiêm steroid giúp giảm viêm và sưng.
  • Kích thích cơ bằng điện: liệu pháp này có thể được thực hiện trong các buổi vật lý trị liệu để giảm đau và tăng cường sức mạnh của cơ.
  • Kích thích não bằng điện: giúp cải thiện sự phối hợp giữa các dây thần kinh và cơ cánh tay.
  • Dụng cụ hỗ trợ: các dụng cụ như gối kê và khay đặt trên đùi có thể hỗ trợ người bệnh trong một số hoạt động.

Tiên lượng

Một số người có thể khôi phục hoàn toàn khả năng cử động cánh tay trong vòng vài tuần sau cơn đột quỵ trong khi một số bị đau cánh tay kéo dài và cần tập vật lý trị liệu trong nhiều tháng.

Khả năng hồi phục sau đột quỵ ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có tuổi tác, sức khỏe tổng thể, thời điểm mà cơn đột quỵ được phát hiện và điều trị cũng như phương pháp điều trị và những liệu pháp được thực hiện trong quá trình phục hồi.

Một số câu hỏi thường gặp

Đau cánh tay sau đột quỵ có dẫn đến biến chứng gì không?

Đau và tê liệt cánh tay sau đột quỵ có thể làm tăng nguy cơ gãy xương cánh tay. Khi bị đau hoặc tê liệt, người bệnh sẽ ít cử động cánh tay và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến teo cơ.

Có thể ăn gì sau đột quỵ?

Chế độ ăn uống phù hợp là điều rất quan trọng sau đột quỵ. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và tăng cường sức mạnh của các cơ.

Nên ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau củ tươi và thịt nạc, đồng thời tránh ăn thịt đỏ và thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa.

Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ tái phát?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh những cách để giảm nguy cơ đột quỵ tái phát. Một trong những điều quan trọng nhất là phải điều chỉnh thói quen sống, ví dụ như:

  • Bỏ thuốc lá nếu hút
  • Hạn chế hoặc bỏ rượu bia
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Kiểm soát huyết áp
  • Hạn chế căng thẳng
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Tóm tắt bài viết

Đột quỵ có thể dẫn đến đau cánh tay và vai. Đột quỵ còn có thể gây tê liệt, yếu cơ và giảm phạm vi chuyển động. Các phương pháp điều trị tình trạng này gồm có vật lý trị liệu, đeo đai nẹp, dùng thuốc, dụng cụ hỗ trợ, tiêm botox và tiêm steroid.

Thời gian để khôi phục khả năng cử động cánh tay tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên rất khó dự đoán.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đột quỵ mắt: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Đột quỵ mắt: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Đột quỵ mắt xảy ra khi sự lưu thông máu đến võng mạc bị gián đoạn. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây gián đoạn lưu thông máu và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương. Càng điều trị sớm thì tiên lượng càng khả năng.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và tiên lượng
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và tiên lượng

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một vấn đề rất nghiêm trọng xảy ra do tắc nghẽn ở một mạch máu mang máu đến não. Một số triệu chứng gồm có xệ hoặc liệt nửa mặt, yếu cơ chân tay ở một bên và nói ngọng.

Mất thị lực sau đột quỵ: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị
Mất thị lực sau đột quỵ: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị

Những người bị đột quỵ có thể bị thay đổi thị lực hoặc mất thị lực. Thị lực có sự thay đổi do đột quỵ làm tổn thương một phần não hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ xung quanh mắt. Cho dù không có triệu chứng của vấn đề về thị lực thì cũng nên khám mắt sau đột quỵ.

Xuất huyết não: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa
Xuất huyết não: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa

Xuất huyết não là một loại đột quỵ và là vấn đề có thể để lại di chứng vĩnh viễn nếu không được can thiệp kịp thời.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây