1

Monolaurin là gì ? Các lợi ích đối với sức khỏe

Monolaurin là một chất hóa học có nguồn gốc từ glycerin và axit lauric – một loại axit béo có trong dầu dừa và sữa mẹ. Trong suốt hai thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu các ứng dụng của monolaurin trong lĩnh vực y học, khử trùng và bảo quản thực phẩm.
Monolaurin là gì ? Các lợi ích đối với sức khỏe Monolaurin là gì ? Các lợi ích đối với sức khỏe

Đề kháng kháng sinh đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. Ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn có khả năng chống lại tác dụng của các loại thuốc kháng sinh và điều này dẫn đến sự gia tăng số ca tử vong do những căn bệnh vốn có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh.

Các nhà khoa học hy vọng rằng một ngày nào đó monolaurin có thể được sử dụng để tạo ra một loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus mới có khả năng chống lại nhiều loại mầm bệnh khác nhau.

Dạng và liều lượng

Monolaurin được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng và có thể dùng hàng ngày.

Dầu dừa và một số sản phẩm từ dừa chứa khoảng 50% axit lauric. Mặc dù axit lauric có đặc tính kháng khuẩn nhưng monolaurin có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với axit lauric. Tuy nhiên, hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu cách mà monolaurin hình thành trong cơ thể con người.

Axit lauric trong dầu dừa có thể được cơ thể chuyển hóa thành monolaurin nhưng chưa rõ tỷ lệ chuyển hóa thành công là bao nhiêu. Vì thế nên chưa rõ cần ăn bao nhiêu dầu dừa để có được lượng monolaurin cần thiết.

Dầu dừa là nguồn cung cấp axit lauric tự nhiên lớn nhất nhưng axit béo này còn có trong:

  • Các sản phẩm từ dừa khác như cùi dừa, sữa dừa và bơ dừa
  • Thực phẩm chức năng axit lauric
  • Sữa mẹ
  • Sữa bò và sữa dê (chỉ chứa một lượng nhỏ axit lauric).

Monolaurin chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng để điều trị bất kỳ bệnh lý nào nên chưa có hướng dẫn về liều dùng tiêu chuẩn. Theo tiến sĩ Jon Kabara - người đầu tiên công bố nghiên cứu khám phá ra monolaurin và bán monolaurin dưới tên thương mại Lauricidin, người từ 12 tuổi trở lên nên bắt đầu từ liều 750mg và uống 2 - 3 lần mỗi ngày. Sau đó có thể tăng liều dần dần lên 3000mg và uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

Hướng dẫn này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của ông chứ không được thử nghiệm trong bất cứ nghiên cứu nào. Theo thông tin trên trang web của công ty, trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên có thể dùng Lauricidin liều thấp trong thời gian đầu và tăng dần lên liều cao hơn. (1)

Dầu dừa là một loại dầu ăn được, không độc hại và được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Tuy nhiên, những người bị dị ứng dừa không được ăn dầu dừa.

Lợi ích của monolaurin đối với sức khỏe

Thực phẩm chức năng monolaurin thường được sử dụng để tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe nhưng hầu như chưa có dữ liệu khoa học nào chứng minh những tác dụng này. Đã có các nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của dầu dừa, axit lauric và monolaurin nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều được tiến hành trong ống nghiệm và đĩa petri.

Đặc tính kháng vi sinh vật khuẩn của monolaurin đã được chứng minh nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng tác dụng của monolaurin trên động vật và con người.

Tác dụng kháng khuẩn

Nghiên cứu cho thấy rằng monolaurin là một chất diệt vi khuẩn hiệu quả, có khả năng tiêu diệt cả tụ cầu vàng kháng kháng sinh. Một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên Tạp chí Medicinal Food đã xác nhận kết quả của các nghiên cứu trong ống nghiệm, trong đó chỉ ra tác dụng kháng khuẩn mạnh của monolaurin. Nghiên cứu này cho thấy rằng monolaurin có thể chống lại vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) ở chuột.

Một nghiên cứu vào năm 2007 đăng trên Tạp chí Dermatology Drugs đã so sánh monolaurin với 6 loại thuốc kháng sinh phổ biến trong điều trị nhiễm trùng da nông ở trẻ em. Nghiên cứu này nhận thấy rằng monolaurin có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau (kháng sinh phổ rộng) mà không hề tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc giống như các loại thuốc kháng sinh thông thường. (2)

Tác dụng kháng nấm

Monolaurin có tác dụng bất hoạt hoặc tiêu diệt một số loại nấm, nấm men và động vật nguyên sinh, trong đó có cả một số loại nấm gây hắc lào (nấm da) và nấm Candida albicans. Candida albicans là một loại nấm men tồn tại ở ruột, miệng, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu và da. Loại nấm này gây nhiễm trùng nấm men và có thể đe dọa tính mạng ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng monolaurin có thể điều trị nhiễm nấm Candida và làm giảm phản ứng gây viêm.

Tác dụng kháng virus

Theo báo cáo, monolaurin có thể bất hoạt, ít nhất là bất hoạt một phần một số loại virus như:

  • HIV
  • Virus gây bệnh sởi
  • Virus herpes simplex 1 (HSV-1)
  • Virus gây viêm miệng có mụn nước (Indiana vesiculovirus)
  • Virus visna
  • Virus cự bào (cytomegalovirus hay CMV)

Một nghiên cứu vào năm 2015 được công bố trên PLOS ONE đã thử nghiệm một loại gel bôi âm đạo có chứa monolaurin trên động vật linh trưởng cái. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gel monolaurin có thể làm giảm nguy cơ nhiễm SIV qua đường âm đạo (SIV là viết tắt của simian immunodeficiency virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở linh trưởng, giống như HIV ở người). Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng monolaurin có thể được sử dụng làm biện pháp điều trị dự phòng nhiễm SIV.

Tác hại của monolaurin

Mặc dù FDA chưa cho phép sử dụng monolaurin để điều trị bất kỳ bệnh lý nào nhưng chất này đã được FDA cấp Chứng nhận An toàn tuyệt đối (Generally Recognized as Safe – GRAS). Điều này có nghĩa là monolaurin an toàn khi dùng trong thực phẩm, ngay cả khi sử dụng một lượng lớn.

Monolaurin không gây hại nhưng dầu dừa - nguồn gốc của monolaurin – lại có thể gây dị ứng. Dị ứng thực phẩm là vấn đề phổ biến nhưng phản ứng dị ứng nghiêm trọng với dừa hay dầu dừa lại rất hiếm gặp, ngay cả ở những người bị dị ứng với các loại hạt như óc chó.

Hiện chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ hay tương tác thuốc nào của thực phẩm chức năng monolaurin.

Các cách bổ sung monolaurin

  • Lauricidin: Lauricidin là một loại chiết xuất lipid tinh khiết có vị đắng giống như xà phòng. Nên uống cùng nhiều nước hoặc nước ép trái cây để giảm mùi vị khó chịu. Không nên uống cùng nước nóng vì nước nóng sẽ làm tăng vị đắng.
  • Ăn dầu dừa: Có thể thay các loại dầu ăn khác bằng dầu dừa nhưng chỉ nên thay một phần vì dầu dừa chứa nhiều chất béo bão hòa và calo. Mặc dù dầu dừa không thích hợp để chiên ngập dầu nhưng vẫn có thể dùng để xào hoặc chiên ở nhiệt độ vừa phải.

Mặc dù thoa dầu dừa lên da có thể làm dịu da và dưỡng ẩm nhưng cách này sẽ không giúp bổ sung monolaurin.

Tóm tắt bài viết

Số lượng nghiên cứu khoa học về monolaurin còn hạn chế và hầu hết mới chỉ được thực hiện trong ống nghiệm. Mặc dù vậy nhưng kết quả đều rất hứa hẹn.

Trong tương lai, monolaurin hoặc axit lauric có thể được điều chỉnh và sử dụng làm thuốc kháng virus, kháng khuẩn hoặc kháng nấm. Hiện tại có một cách đơn giản để có được các lợi ích của monolaurin là dùng thực phẩm chức năng. Tác dụng kháng khuẩn của monolaurin có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: lợi ích
Tin liên quan
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Các lợi ích của củ dền đối với sức khỏe
Các lợi ích của củ dền đối với sức khỏe

Củ dền mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có cải thiện sự lưu thông máu, giảm huyết áp và tăng hiệu suất tập thể dục.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây