1

Mổ sa bàng quang qua ngõ âm đạo (tạo hình thành trước âm đạo) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Sa bàng quang là do phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ. Hiện tượng này gây cảm giác nặng tức chèn đẩy âm đạo hoặc còn theo các rối loạn về đường tiểu tiện: không giữ được nước tiểu khi gắng sức hoặc là tiềm tàng bị che đậy bởi khối bàng quang bị sa chẹn vào và chỉ phát hiện khi bắt đầu can thiệp.

II. CHỈ ĐỊNH

Bàng quang lộ thiên, sa ra ngoài âm hộ (sa bàng quang độ III, độ IV).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh già yếu không đảm bảo gây mê, gây tê.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa tiết niệu được đào tạo 1 PTV tiết niệu và 2 -3 PTV ngoại chung.

2. Phương tiện: Bộ dụng cụ trung- đại phẫu

3. Người bệnh: giải thích kỹ trước phẫu thuật nhất là các tai biến và biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ. Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức mổ, tác dụng chữa bệnh của phẫu thuật, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra.

4. Thời gian phẫu thuật: 100-120 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: tư thế sản khoa, đầu thấp.

2. Vô cảm: gây mê toàn thân

3. Kỹ thuật:

- Đặt thông đái có bóng trước mổ.

- Đường mổ hoàn toàn theo đường âm đạo

- Khâu hẹp âm đạo ở thành trước

  •  Bộc lộ thành trước âm đạo bằng 4 mũi chỉ: một ở phía trên của thành âm đạo ngay dưới miệng sáo. Hai chỉ ở phía bên kéo thành trước âm đạo ra hai phía bên của đường rạch ở giữa. Một sợi chỉ ở phía dưới kéo cổ tử cung về phía dưới.
  •  Rạch thành âm đạo: bắt đầu cách lỗ đái 1,5-2cm đi xuồng dưới cách cổ tử cung 1,5-2cm. Đường rạch lấy hết thành âm đạo, dừng lại khi tiếp cận cân bao quanh bàng quang.
  •  Bóc tách bàng quang ra khỏi thành âm đạo: tách được toàn bộ bàng quang khỏi thành âm đạo, trừ vùng niệu đạo phía dưới lỗ đái.
  •  Cắt đoạn một phần thành trước âm đạo: cắt bỏ thành âm đạo do thoát bị của bàng quang.
  •  Khâu thành âm đạo: đảm bảo thu hẹp bàng quang thoát vị mà còn giúp chống đỡ cho bàng quang.

VI. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

  •  Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn.
  •  Thời gian đặt ống thông tiểu sau mổ: thông thường lưu ống thông tiểu từ 5-7 ngày.
  •  Đái khó sau mổ: sau rút sonde tiểu người bệnh đái khó hoặc không đái được. Cần nong niệu đạo, làm giãn nở lại thành âm đạo.
  •  Són tiểu sau mổ: sau khi rút thông tiểu người bệnh còn són tiểu khi ho hoặc hắt hơi, gắng sức.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tạo hình họng - màn hầu bằng vạt cơ - niêm mạc thành hầu - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật ghép cơ cổ bàng quang - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Dẫn lưu bàng quang, đặt Tuteur niệu đạo - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u tầng trước nền sọ bằng mở nắp sọ trán 1 bên - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.

Lạc nội mạc tử cung bàng quang có những triệu chứng nào?
Lạc nội mạc tử cung bàng quang có những triệu chứng nào?

Lạc nội mạc tử cung bàng quang là một dạng hiếm gặp của lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên trong hoặc trên bề mặt của bàng quang.

Trị quầng thâm mắt bằng dầu thầu dầu
Trị quầng thâm mắt bằng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu có nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như là làm đẹp. Một trong những công dụng của dầu thầu dầu trong làm đẹp là trị quầng thâm dưới mắt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sanh mổ lần 3 vết mổ cũ bị dính bàng quang
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  913 lượt xem

Em sanh mổ 2 lần. Lần 2 bị dính bàng quang. Hiện tại, em đang mang thai lần 3, được 25 tuần. Bs khám thai dặn: Từ tuần thai thứ 32 trở đi, nếu có dấu hiệu thai máy ít, đau bụng nhiều, ra ít huyết, ra nước ối ít... thì phải nhập viện ngay. Đến tuần 38, nếu vẫn chưa thấy có dấu hiệu sanh thì cũng nên nhập viện cho an toàn. Vậy, khi em có dấu hiệu chuyển dạ lần 3 thì có nguy cơ gì mà bs dặn thế ạ?

Nhau mặt trước, độ trưởng thành 1 là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1093 lượt xem

Em năm nay 22 tuổi, em vừa đi khám thai 12 tuần với kết quả như sau: BPD: 19mm +AC: 53mm +CRL: 57mm + nhau: mặt trước, độ trưởng thành 1 + cân nặng: 108g. Với những chỉ số trên, bé nà em có phát triển bình thường so với tuổi thai không ạ? Nhau mặt trước, độ trưởng thành 1 là sao?

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1332 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  858 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây