Dẫn lưu bàng quang, đặt Tuteur niệu đạo - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Phẫu thuật đặt tuteur niệu đạo là phương pháp điều trị đứt niệu đạo sau độ 4 do vỡ xương chậu. Mục đích của đặt tuteur niệu đạo để giúp định hướng hai đầu niệu đạo lại gần nhau tạo điều kiện cho niệu đạo sau liền theo một trục để niệu đạo tự liền và tạo điều kiện can thiệp cắt mở nội soi theo đường niệu đạo sau này.
- Đây là phẫu thuật cấp cứu.
II. CHỈ ĐỊNH
Đứt niệu đọan sau độ 4: hai đầu niệu đạo di lệch hoàn toàn
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp mổ: 1 bác sĩ phẫu thuật, 2 bác sĩ phụ mổ,
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê, 1 chạy ngoài
2. Phương tiện dụng cụ:
Dụng cụ: bộ phẫu thuật bụng thông thường; chỉ vircryl 3/0, 8 sợi; chỉ đóng thành bụng: vircryl 1/0, 1 sợi, Daifilon 3/0, 4 sợi. Một bộ thông đái: Thông đái và túi nước tiểu, 1 sợi chỉ Vircryl 3/0.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, sản khoa
2. Vô cảm: Nội khí quản hoặc tê tủy sống
3. Các thì phẫu thuật:
- Mở bụng đường trắng giữa dưới rốn
- Mở vào bàng quang
- Đặt ống thông plastique hay tốt nhất là ống thông đái silicon từ lỗ niệu đạo vào bàng quang. Cố định ống thông lên thành bụng. Rút ống thông sau 2 – 3 tuần sau khi xương chậu can xơ và ổn định
- Dẫn lưu bàng quang bằng ống thông Petzer
- Dẫn lưu khoang Retzius
VI.TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Chảy máu trong bàng quang. Bơm rửa bàng quang, có thể truyền rửa bàng quang liên tục.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Nhiễm trùng bàng quang là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu đều xảy ra bàng quang, vì thế nên người bệnh có các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó và đau vùng chậu phía trên xương mu.
Cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu. Thủ thuật này còn được thực hiện nhằm loại bỏ khối u đáng ngờ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu và ung thư bàng quang có một số triệu chứng tương tự nhau như đi tiểu nhiều lần và đau. Nên đi khám ngay khi gặp những triệu chứng này để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
- 1 trả lời
- 928 lượt xem
Em sanh mổ 2 lần. Lần 2 bị dính bàng quang. Hiện tại, em đang mang thai lần 3, được 25 tuần. Bs khám thai dặn: Từ tuần thai thứ 32 trở đi, nếu có dấu hiệu thai máy ít, đau bụng nhiều, ra ít huyết, ra nước ối ít... thì phải nhập viện ngay. Đến tuần 38, nếu vẫn chưa thấy có dấu hiệu sanh thì cũng nên nhập viện cho an toàn. Vậy, khi em có dấu hiệu chuyển dạ lần 3 thì có nguy cơ gì mà bs dặn thế ạ?
- 1 trả lời
- 874 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1013 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 897 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 746 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!