1

Phẫu thuật ghép cơ cổ bàng quang - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật ghép cơ cổ bàng quang hoặc phẫu thuật đặt vạt cân cơ tự thân treo cổ bàng quang để điều trị đái rỉ gắng sức ở sức nữ.

II. CHỈ ĐỊNH

Đái rỉ gắng sức ở phụ nữ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Khi có tắc nghẽn cổ bàng quang, hẹp niệu đạo

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: một phẫu thuật viên chính, hai bác sỹ phụ mổ.

2. Người bệnh: được chuẩn bị như mổ phiên thông thường

3. Phương tiện: bộ phẫu thuật đại phẫu.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh đặt ở tư thế sản khoa

2. Vô cảm: gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống

3. Kỹ thuật:

  • Bước 1. Rạch da đường Pfannenstiel dài từ 10-12cm, trên xương mu 2cm
  • Bước 2. Lấy một vạt cân ngay dưới đường rạnh da dài 10-12cm, rộng 1cm. Ngâm dải
  • cân vào nước muối sinh lý.
  • Bước 3. Mở cân trắng đường giữa dưới rốn đi vào khoang Retzius
  • Bước 4. Bộc lộ dây chằng Cooper hai bên
  • Bước 5. Bộc lộ cổ bàng quang và phần đầu của niệu đạo
  • Bước 6. Nội soi bàng quang để xác định vị trí cổ bàng quang.
  • Bước 7. Rạch mở thành trước âm đạo để đặt dải cân
  • Bước 8. Khâu cố định dải cân vào dây chằng Cooper hai bên.
  • Bước 9. Đặt dẫn lưu và đóng lại thành bụng

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn.
  •  Đái khó sau mổ: sau rút sonde tiểu nếu đái khó hoặc không đái được.

2. Xử trí tai biến:

  •  Nhiễm trùng: thay băng, đặt gặc tẩm bétadine âm đạo
  •  Đái khó, bí đái: đặt lại ống thông niệu đạo, lưu ống thông 3 ngày.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn hồi tràng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật bàng quang lộ ngoài bằng nối bàng quang với trực tràng theo kiểu Duhamel - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình vành tai bằng cấy ghép sụn sườn tự thân - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Khi nào cần phẫu thuật cắt bàng quang?
Khi nào cần phẫu thuật cắt bàng quang?

Phẫu thuật cắt bàng quang là một phương pháp điều trị ung thư bàng quang. Đôi khi, phẫu thuật cắt bàng quang được thực hiện để điều trị một bệnh ung thư khác di căn đến bàng quang.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  820 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  752 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Sanh mổ lần 3 vết mổ cũ bị dính bàng quang
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  912 lượt xem

Em sanh mổ 2 lần. Lần 2 bị dính bàng quang. Hiện tại, em đang mang thai lần 3, được 25 tuần. Bs khám thai dặn: Từ tuần thai thứ 32 trở đi, nếu có dấu hiệu thai máy ít, đau bụng nhiều, ra ít huyết, ra nước ối ít... thì phải nhập viện ngay. Đến tuần 38, nếu vẫn chưa thấy có dấu hiệu sanh thì cũng nên nhập viện cho an toàn. Vậy, khi em có dấu hiệu chuyển dạ lần 3 thì có nguy cơ gì mà bs dặn thế ạ?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  746 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây