1

Tạo hình họng - màn hầu bằng vạt cơ - niêm mạc thành hầu - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Tạo hình họng - màn hầu bằng vạt cơ - niêm mạc thành sau họng là một phẫu thuật giải quyết các khuyết tật vùng họng, màn hầu để hoàn thiện chức năng ngôn ngữ.
  •  Phẫu thuật này ngày nay ít được sử dụng.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Khe hở vòm miệng.
  •  Khoang họng rộng.
  •  Không có màn hầu, lưỡi gà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có các bệnh lý phối hợp không có khả năng phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Phẫu thuật viên tạo hình sọ mặt nhi khoa.

2. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình vòm miệng.

3. Người bệnh

  •  Khám toàn thân phát hiện các dị tật kèm theo.
  •  Khám đánh giá tình trạng khiếm khuyết giải phẫu vùng hầu họng.
  •  Đánh giá tình trạng khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Theo quy định của Bộ y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

  • Gây mê nội khí quản

2. Tư thế

  •  Người bệnh được kê cao vai và đầu ngửa tối đa.
  •  Phẫu thuật viên đeo đèn Clar, ngồi phía đầu của người bệnh .
  •  Phụ mổ 1 đứng bên trái người bệnh, phụ mổ 2 đứng bên phải người bệnh.

3. Kỹ thuật

3.1.Thì tạo vạt tổ chức sau họng

  •  Dùng Lidocain 1% tiêm bóc tách niêm mạc thành sau họng, sát cân trước sống.
  •  Dùng dao mổ rạch niêm mạc, tổ chức dưới niêm mạc hình chữ U ngược, sâu tới sát cân trước sống, trên sát vòm, hai bên dọc theo trụ sau amidan xuống đến cực dưới amidan, bóc tách tạo vạt tổ chức có chân nuôi ở dưới.

3.2. Thì giải quyết khe hở vòm miệng

  •  Tiêm Lidocain 1% giữa hai lớp niêm mạc phía miệng và phía mũi.
  •  Rạch niêm mạc dọc theo bờ tự do của khe hở.
  •  Bóc tạch giải phóng hai lớp niêm mạc.
  •  Khâu lớp niêm mạc phía mũi, tạo mặt nhám quay xuống phía miệng.
  •  Trường hợp khoang họng rộng, không có lưỡi gà, màn hầu thì rạch niêm mạc theo hình cung úp, bóc tách lật niêm mạc phía miệng xuống dưới.

3.3. Khâu vạt tổ chức sau họng

  •  Kéo vạt tổ chức sau họng lên khâu đính từng mũi rời lên mặt nhám của màn hầu.
  •  Trường hợp vạt tổ chức sau họng quá căng, có thể rạch hai đường song song với cung răng để giảm căng.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

  •  Cho người bệnh ăn qua sonde dạ dày trong 3 ngày.
  •  Sử dụng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề trong 1 tuần.
  •  Sau 6 tháng phẫu thuật thì 2 cắt chân nuôi vạt sau họng.
  •  Hướng dẫn luyện tập phát âm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Chảy máu: từ thành sau họng hoặc bờ tự do của vạt tổ chức sau họng. Tiến hành nhét bấc qua mũi xuống tận thành sau họng.
  •  Khó thở: do người bệnh chưa quen với khoang họng mới bị khâu hẹp. Dùng thuốc chống phù nề, an thần nhẹ và giải thích cho người bệnh và gia đình.
  •  Nhiễm trùng vết mổ, có thể làm bục vết mổ: khâu lại ngay hoặc nếu bục nhỏ nên để lại khi phẫu thuật thì 2 sẽ khâu.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Mổ sa bàng quang qua ngõ âm đạo (tạo hình thành trước âm đạo) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình các khuyết hổng lớn vùng hàm mặt bằng vạt da cơ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học qua cuống - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình vành tai bằng cấy ghép sụn sườn tự thân - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Làm To Dương Vật Bằng Miếng Silicon Hình Dáng Ring Và T-Ring
Làm To Dương Vật Bằng Miếng Silicon Hình Dáng Ring Và T-Ring

Ngoài mô da nhân tạo là vật liệu đang được anh em săn lùng để nâng cấp “cậu nhỏ” thì silicon y tế cũng là một loại vật liệu được quan tâm không kém. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về miếng độn làm to dương vật bằng silicon cũng như các hình dạng của miếng silicon này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  759 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  852 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  909 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  734 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  613 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây