1

Mãn kinh có tác động thế nào đến cơ thể?

Bên cạnh không còn kinh nguyệt, mãn kinh còn gây ra rất nhiều tác động khác lên cơ thể.
Mãn kinh có tác động thế nào đến cơ thể? Mãn kinh có tác động thế nào đến cơ thể?

Nội dung chính của bài viết:

  • Đa số phụ nữ đều gặp hiện tượng khô âm đạo và giảm ham muốn trong giai đoạn mãn kinh. Có thể khắc phục tình trạng khô âm đạo và đau rát khi quan hệ bằng cách dùng gel bôi trơn.
  • Mãn kinh cũng khiến phụ nữ dễ bốc hỏa và tăng cân. Hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ cơ xương của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng khi đến thời kỳ mãn kinh.
  • Duy trì lối sống lành mạnh giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh. Nếu thấy có vấn đề bất thường kéo dài thì cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và can thiệp kịp thời. 

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là giai đoạn đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng ở phụ nữ và được xác định khi một người không có kinh nguyệt trong thời gian ít nhất 12 tháng liên tiếp. Độ tuổi mãn kinh trung bình là khoảng 51 tuổi.

Toàn bộ thời kỳ mãn kinh thường kéo dài trung bình là 7 năm nhưng cũng có người mà thời kỳ này diễn ra lâu hơn.

Bên cạnh không còn kinh nguyệt, mãn kinh còn gây ra rất nhiều tác động khác lên cơ thể. Một số tác động không biểu hiện rõ nhưng một số lại khiến cho phụ nữ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Vậy, chính xác thì mãn kinh gây ra những thay đổi thế nào cho cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ảnh hưởng của mãn kinh lên cơ thể

Estrogen và progesterone là hai nội tiết tố (hormone) chính quyết định chức năng sinh sản của phụ nữ. Khi còn trong độ tuổi sinh sản, mỗi tháng buồng trứng sẽ phóng đi một quả trứng để sẵn sàng thụ tinh. Khi chức năng buồng trứng suy giảm theo thời gian, sự rụng trứng sẽ không còn diễn ra đều đặn nữa. Điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường.

Cuối cùng, buồng trứng sẽ ngừng rụng trứng hoàn toàn và dẫn đến chấm dứt hẳn chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, buồng trứng cũng sản sinh ra ít hormone estrogen và progesterone hơn.

Bạn sẽ chính thức mãn kinh khi mất kinh nguyệt 12 tháng liên tiếp. Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu vào khoảng giữa độ tuổi 40 đến giữa độ tuổi 50 và có thể kéo dài trong vài năm.

Mãn kinh có nghĩa là không còn kinh nguyệt và không thể mang thai được nữa nhưng ngoài ra, sự sụt giảm nồng độ estrogen còn có một số tác động khác đến nhiều hệ thống, cơ quan trong cơ thể.

Hệ sinh dục

Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra thất thường trong vài năm của giai đoạn tiền mãn kinh nhưng phụ nữ chỉ chính thức mãn kinh khi kinh nguyệt hàng tháng chấm dứt hoàn toàn. Điều này có nghĩa là cơ thể ngừng tạo ra trứng để thụ tinh. Và khi không có sự rụng trứng diễn ra hàng tháng thì không còn kinh nguyệt nữa.

Mãn kinh còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của hệ sinh dục. Khi phụ nữ không còn trải qua chu kỳ kinh hàng tháng thì cũng không còn hiện tượng dịch nhầy cổ tử cung nhiều lên vào giữa chu kỳ - một biểu hiện của sự rụng trứng.

Đa số phụ nữ đều gặp hiện tượng khô âm đạo và giảm ham muốn trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nhưng những vấn đề này không phải là vĩnh viễn. Có thể khắc phục tình trạng khô âm đạo và đau rát khi quan hệ bằng cách dùng gel bôi trơn.

Ngoài ra còn có những biện pháp khác để tăng ham muốn tình dục trong thời kỳ mãn kinh.

>> Ảnh hưởng của mãn kinh đến ham muốn tình dục.

Hệ nội tiết

Hệ nội tiết gồm có các hormone chịu trách nhiệm cho khả năng sinh sản, bao gồm cả các hormone liên quan đến mãn kinh như estrogen và progesterone.

Bốc hỏa là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong giai đoạn tiền mãn kinh và nguyên nhân là do thiếu hụt estrogen. Các cơn bốc hỏa có thể tiếp tục kéo dài đến một vài năm sau khi đã mãn kinh.

Bốc hỏa là hiện tượng đột ngột cảm thấy nóng bừng, da đỏ lên và vã mồ hôi. Các cơn bốc hỏa có thể đến bất ngờ vào bất cứ thời điểm cả ngày lẫn đêm, mỗi lần kéo dài trong thời gian từ một vài giây cho đến vài phút.

Thay đổi lối sống, ví dụ như hạn chế caffeine và đồ ăn nóng là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát các cơn bốc hỏa. Ngoài ra cũng có thể thử các biện pháp khác như ngồi thiền.

Mãn kinh khiến cơ thể tích trữ năng lượng nhiều hơn, hay nói cách khác là sẽ không còn đốt cháy calo và mỡ một cách dễ dàng khi vận động nữa. Điều này sẽ dẫn đến tăng cân. Phụ nữ mãn kinh cũng thường dễ bị tích mỡ thừa ở vùng bụng.

Hệ thần kinh

Mãn kinh có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng. Ở những phụ nữ trong giai đoạn này, tâm trạng có thể thay đổi thất thường từ vui vẻ, phấn chấn sang buồn bã, cáu kỉnh chỉ sau một thời gian ngắn.

Điều này sẽ gây khó chịu, mệt mỏi. Nếu tình trạng buồu rầu, lo âu kéo dài trong vài tuần mà không cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ. Mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng trong thời kỳ mãn kinh. Các cơn bốc hỏa và hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm do sự sụt giảm estrogen sẽ khiến phụ nữ khó ngủ và thức giấc giữa đêm. Điều này sẽ gây mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau.

Những thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh còn ảnh hưởng đến cả trí nhớ. Phụ nữ sau mãn kinh thường có trí nhớ kém hơn. Đây cũng là một vấn đề do sự lão hóa tự nhiên và xảy ra ở cả nam giới.

Hệ miễn dịch và hệ bài tiết

Sự suy giảm nồng độ estrogen sẽ làm giảm khả năng kiểm soát bàng quang và dẫn đến chứng tiểu không tự chủ hay tiểu són với biểu hiện là đi tiểu thường xuyên hơn hoặc nước tiểu bị rò rỉ khi cười, gắng sức hoặc hắt hơi. Đi tiểu thường xuyên cũng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ.

Hệ tim mạch

Estrogen là một hormone tham gia bảo vệ sức khỏe của tim và do đó, nồng độ estrogen thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sự thiếu hụt estrogen còn làm tăng mức cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Do đó, phụ nữ mãn kinh có thể cần đến liệu pháp hormone thay thế để ngăn ngừa những vấn đề này.

Hệ cơ xương

Trong thời kỳ mãn kinh, mật độ xương sẽ giảm và dẫn đến loãng xương. Điều này khiến xương suy yếu và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Mãn kinh còn đẩy nhanh tốc độ giảm khối cơ. Các khớp xương cũng trở nên cứng và đau. Tuy nhiên, thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm chậm tốc độ giảm mật độ xương, khối cơ và cải thiện các triệu chứng đau khớp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thế nào, tác động
Tin liên quan
Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Teo âm đạo sau mãn kinh có những triệu chứng như thế nào ở chị em. Cách điều trị vấn đề này ra sao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Sức khỏe thay đổi như thế nào sau mãn kinh?
Sức khỏe thay đổi như thế nào sau mãn kinh?

Sau khi mãn kinh (được gọi là giai đoạn hậu mãn kinh), phụ nữ sẽ gặp phải rất nhiều thay đổi về cơ thể và sức khỏe. Để duy trì sức khỏe trong giai đoạn sau mãn kinh, bạn cần biết được những thay đổi này và chuẩn bị một cách tốt nhất.

Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?

Những thay đổi của thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra không theo quy luật nên sẽ có ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Mãn kinh có những triệu chứng nào?
Mãn kinh có những triệu chứng nào?

Một số ít phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh mà không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, nhưng đa số đều phải trải qua những vấn đề gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh
Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh

Cả tiền mãn kinh và mãn kinh đều là những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Ở những giai đoạn này chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi xảy đến với cơ thể và không ít trong số đó có ảnh hưởng đến cuộc sống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây