1

Những vấn đề sức khỏe phụ nữ có thể gặp phải sau mãn kinh

Hậu mãn kinh (sau mãn kinh) là giai đoạn thứ ba và cuối cùng của thời kỳ mãn kinh. Sau mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau như loãng xương và bệnh tim mạch. Chăm sóc sức khỏe ngay từ sớm là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý này.
Những vấn đề sức khỏe phụ nữ có thể gặp phải sau mãn kinh Những vấn đề sức khỏe phụ nữ có thể gặp phải sau mãn kinh

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ. Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng rụng trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng hoàn toàn. Sự thay đổi này xảy ra do sự sụt giảm các hormone sinh dục, gồm estrogen và progesterone.

Thời kỳ mãn kinh là một quá trình gồm ba giai đoạn:

  • Tiền mãn kinh: khoảng thời gian vài tháng đến vài năm trước khi mãn kinh, lúc này buồng trứng bắt dần sản xuất ít estrogen hơn.
  • Mãn kinh: là khi không có kinh nguyệt trong ít nhất một năm.
  • Hậu mãn kinh: là giai đoạn sau 12 tháng không có kinh nguyệt.

Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 51. Thời kỳ mãn kinh có thể bắt đầu ở bất cứ thời điểm nào trong độ tuổi 40, 50 hoặc thậm chí ở độ tuổi 60. Độ tuổi mãn kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Mãn kinh là một điều tất yếu phụ nữ. Mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn bình thường do phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật cắt tử cung hoặc do một số nguyên nhân khác.

Sau khi mãn kinh, nồng độ hormone sẽ duy trì ổn định ở mức thấp. Phụ nữ sẽ không còn khả năng sinh nở và không có kinh nguyệt hàng tháng.

Sau khi mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như:

  • Loãng xương
  • Bệnh tim mạch
  • Trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác
  • Thay đổi ở âm đạo, chẳng hạn như khô âm đạo

Thói quen lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề này.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất trong xương thấp. Nguy cơ loãng xương tăng lên sau khi mãn kinh, đặc biệt là trong vài năm đầu sau khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt. Điều này là do sự sụt giảm estrogen trong cơ thể. Mật độ khoáng xương có thể giảm tới 25% sau khi mãn kinh cho đến 60 tuổi. (1)

Loãng xương sẽ làm cho xương trở nên suy yếu và dễ gãy hơn, đặc biệt là ở hông, cột sống và cổ tay.

Một số thay đổi lối sống có thể giúp làm chậm tốc độ mất xương và giảm nguy cơ loãng xương:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi hoặc uống bổ sung canxi
  • Tăng lượng vitamin D bằng cách ăn thực phẩm chứa vitamin D, tăng tiếp xúc với ánh nắng hoặc uống bổ sung vitamin D
  • Tập thể dục, kết hợp cả tập cardio và các bài tập tăng sức mạnh
  • Hạn chế rượu bia
  • Bỏ thuốc lá nếu hút

Bạn cũng có thể muốn hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc để ngăn ngừa loãng xương, ví dụ như liệu pháp hormone thay thế. Không phải ai cũng có thể sử dụng liệu pháp hormone thay thế.

Bệnh tim mạch

Mãn kinh không trực tiếp gây ra bệnh tim mạch nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Sự thay đổi nội tiết tố cũng như thay đổi huyết áp, nồng độ cholesterol xấu và triglyceride sau mãn kinh có thể là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (the American Heart Association), cứ ba phụ nữ thì có một người bị bệnh tim mạch. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ tăng lên sau khi mãn kinh. (2, http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/MyHeartandStrokeNews/Menopause-and-Heart-Disease_UCM_448432_Article.jsp#.WOjoORLyt3K

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hãy duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh cả trước, trong và sau mãn kinh, gồm có ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá.

Các bệnh lý khác

Ở một số phụ nữ, các triệu chứng khó chịu biến mất sau khi mãn kinh nhưng nhiều người vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng.

  • Tình trạng bốc hỏa có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm sau khi mãn kinh.
  • Những thay đổi về cảm xúc, tâm lý có thể xảy ra cả trước, trong và sau mãn kinh. Bạn nên đi khám nếu gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
  • Sự sụt giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể gây khô âm đạo, điều này ảnh hưởng đến đời sống tình dục và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng gel bôi trơn gốc nước sẽ giúp giảm đau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng thêm gel dưỡng ẩm âm đạo. Nếu tình trạng không cải thiện thì có thể cần hỏi bác sĩ về việc dùng liệu pháp hormone thay thế.

Khám sức khỏe định kỳ sau mãn kinh

Hãy tiếp tục duy trì khám sức khỏe định kỳ sau khi mãn kinh. Nếu trước đây bạn ít khi đi khám sức khỏe thì sau mãn kinh nên khám thường xuyên hơn. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm những vấn đề phát sinh sau mãn kinh.

Quy trình khám sức khỏe định kỳ thường gồm có:

  • Khám phụ khoa
  • Xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung), tần suất có thể là ba năm một lần
  • Chụp quang tuyến vú
  • Sàng lọc ung thư
  • Đo mật độ xương
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Tư vấn tiêm chủng

Nếu bạn đã mãn kinh và bị chảy máu âm đạo thì hãy đi khám ngay. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng.

Bảo vệ sức khỏe sau mãn kinh

Sau khi mãn kinh, bạn cần chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Dưới đây là những điều mà bạn nên thực hiện để có sức khỏe tốt về lâu dài:

  • Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống cần phải cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh. Chọn thực phẩm toàn phần và hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối và đường. Hạn chế đồ dầu mỡ. Sau mãn kinh, bạn nên tăng lượng thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Nếu chế độ ăn không có đủ hai chất này thì nên cân nhắc dùng thực phẩm chức năng.
  • Tập thể dục đều đặn: Kết hợp tập cardio (bài tập tim mạch) và các bài tập tăng sức mạnh (strength training).
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm bệnh tật. Bạn cũng nên đi khám ngay nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể hoặc nếu các triệu chứng từ thời kỳ mãn kinh kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Bỏ những thói quen xấu, ví dụ như hút thuốc và uống nhiều rượu.

 m tắt bài viết

Nguy cơ bị loãng xương, bệnh tim mạch và một số vấn đề sức khỏe khác sẽ tăng lên sau mãn kinh. Duy trì thói quen lối sống lành mạnh cả trước, trong và sau mãn kinh sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh và phòng tránh được nhiều bệnh tật. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi không may mắc bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau vú có phải là một dấu hiệu tiền mãn kinh?
Đau vú có phải là một dấu hiệu tiền mãn kinh?

Ngoài những triệu chứng như bốc hỏa hay người mệt mỏi, khi sắp mãn kinh, nhiều phụ nữ còn gặp hiện tượng ngực căng đau.

Mất ngủ có phải triệu chứng tiền mãn kinh?
Mất ngủ có phải triệu chứng tiền mãn kinh?

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu sản sinh ra ít hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone hơn. Khi nồng độ các hormone này sụt giảm thì sẽ gây nên các triệu chứng tiền mãn kinh. Một trong những triệu chứng điển hình mà nhiều phụ nữ gặp phải là mất ngủ.

Chóng mặt có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?
Chóng mặt có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến ở những phụ nữ đang phải trải qua thời kỳ mãn kinh. Chóng mặt có thể xảy ra do những thay đổi trong cơ thể ở thời kỳ này hoặc cũng có thể là do quá trình lão hóa tự nhiên.

Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh
Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh

Trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh là một vấn đề có thể điều trị được. Khi nhận thấy có những thay đổi tâm lý, cảm xúc bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn những phương pháp can thiệp, điều trị hiệu quả nhất.

Đau đầu có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?
Đau đầu có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Đau nhức đầu là một vấn đề rất phổ biến mà bất cứ ai đều đã từng trải qua một vài lần. Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu khác nhau và nguyên nhân gây đau đầu ở người này lại có thể giúp giảm đau ở người khác, ví dụ như caffeine. Tương tự, sự thay đổi nội tiết tố (hormone) cũng vậy,

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây