1

Chóng mặt có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến ở những phụ nữ đang phải trải qua thời kỳ mãn kinh. Chóng mặt có thể xảy ra do những thay đổi trong cơ thể ở thời kỳ này hoặc cũng có thể là do quá trình lão hóa tự nhiên.
chong mat Chóng mặt có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Nội dung chính của bài viết:

  • Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chóng mặt vào thời kỳ mãn kinh, đó là: do đường huyết, những thay đổi ở tai trong, mệt mỏi, bốc hỏa, do hệ thần kinh và tim mạch, sự lão hóa, đau nửa đầu và nhiều nguyên nhân khác.
  • Khi bị chóng mặt, bạn sẽ cảm thấy mất thăng bằng, không đứng vững, thấy người tự nhiên nhẹ bẫng, đôi khi có cảm giác như sắp ngất xỉu.
  • Nếu nguyên nhân bị chóng mặt là do những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh thì một số thay đổi đơn giản trong lối sống có thể cải thiện được vấn đề.
  • Khi tình trạng này kéo dài và không có biến chuyển thì nên đi khám bác sĩ. Chóng mặt không phải là một bệnh nhưng đó có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh lý khác nhau.

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên hiện tượng chóng mặt vào thời kỳ mãn kinh và cách điều trị.

Nguyên nhân gây chóng mặt trong thời kỳ mãn kinh

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên triệu chứng chóng mặt ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nhưng có thể là do một số yếu tố sau đây.

Đường huyết

Hormone (nội tiết tố) đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lượng đường trong máu. Sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến cách mà cơ thể phản ứng với insulin. Điều này khiến cho cơ thể khó giữ cho lượng đường trong máu (đường huyết) ở mức ổn định và sự dao động mức đường huyết sẽ gây hoa mắt, chóng mặt.

Những thay đổi ở tai trong

Những thay đổi trong nồng độ nội tiết tố nữ có thể ảnh hưởng đến tai trong – một bộ phận rất quan trọng đối với chức năng duy trì sự cân bằng của cơ thể. Đó là lý do mà nhiều phụ nữ nhận thấy người chòng chành, mất thăng bằng, những vấn đề về xoang và ù tai trước khi có kinh nguyệt – khoảng thời gian mà nội tiết tố trong cơ thể có sự dao động. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự đến tai trong.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mãn kinh và có thể dẫn đến chóng mặt. Khi cảm thấy kiệt sức thì cơ thể khó có thể hoạt động một cách bình thường.

>>> Mất ngủ và mãn kinh

Bốc hỏa

Theo một nghiên cứu, những phụ nữ có triệu chứng bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh thường dễ bị chóng mặt hay có cảm giác quay cuồng hơn so với những phụ nữ không bị bốc hỏa.

Hệ thần kinh và tim mạch

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch và thần kinh. Khi một trong hai hoặc cả hai hệ thống này không hoạt động một cách bình thường thì sẽ dễ dẫn đến cảm giác chóng mặt.

Sự lão hóa

Nguy cơ gặp phải hiện tượng chóng mặt sẽ tăng cao theo tuổi tác và xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới. Một nghiên cứu cho thấy rằng mức độ phổ biến của triệu chứng chóng mặt ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 59 và đang trải qua thời kỳ mãn kinh cũng tương đương với những người chưa mãn kinh. Điều đó có nghĩa là chóng mặt có thể là một biểu hiện của lão hóa chứ không phải mãn kinh.

Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu có thể làm tăng tần suất xảy ra các cơn chóng mặt. Đau nửa đầu và chóng mặt là hai trong số những vấn đề phổ biến nhất mà phụ nữ gặp phải trong giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh. Những thay đổi trong nồng độ hormone ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu. Với những người có tiền sử mắc bệnh này thì sự thay đổi hormone có thể dẫn đến sự gia tăng tần suất các cơn đau nhức đầu.

Nguyên nhân khác

Chóng mặt còn có thể là do nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến mãn kinh gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến gồm có:

  • Mất nước
  • Lo âu và hoảng loạn
  • Vấn đề ở tai trong, ví dụ như bệnh Meniere, đặc biệt là khi hiện tượng chóng mặt đi kèm với mất thính lực
  • Dị ứng hoặc viêm xoang
  • Huyết áp thấp

Biểu hiện

Khi bị chóng mặt, bạn có thể sẽ trải qua những hiện tượng khác nhau như:

  • Mất thăng bằng, cảm thấy không đứng vững được. Đó là một vấn đề xảy ra với sự cân bằng và khả năng phối hợp của cơ thể.
  • Cảm thấy chòng chành, giống như căn phòng và đồ vật xung quanh đang chuyển động. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề ở tai trong – bộ phận điều khiển cảm giác cân bằng.
  • Đột nhiên có cảm giác người nhẹ bẫng như không có trọng lượng, hít thở không bình thường hoặc bị choáng khi đứng lên, ngồi dậy đột ngột, cảm giác như sắp ngất xỉu.

Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân

Nên đi khám bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt, người chòng chành. Bác sĩ sẽ đưa ra nhiều câu hỏi để khai thác thông tin và có chẩn đoán sơ bộ về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Hãy cố gắng mô tả cảm giác mà bạn thường trải qua một cách chi tiết nhất có thể.

Nên theo dõi những lần bị chóng mặt trong một thời gian để xác định các tình huống thường xảy ra hiện tượng này và báo cho bác sĩ.

Sau đó, bác sĩ sẽ đo huyết áp và nhịp tim khi bạn ở các tư thế khác nhau nhằm kiểm tra xem sự chuyển động ảnh hưởng thế nào đến nhịp tim và lưu thông máu.

Vì chóng mặt có thể liên quan đến rất nhiều chức năng của cơ thể nên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng khác đi kèm nếu có như đau tai, mất nước hoặc giảm thị lực. Có thể bạn sẽ được chuyển sang kiểm tra ở các khoa khác nhau như khoa thần kinh, khoa tim mạch hoặc khoa tai mũi họng để xác định chính xác nguyên nhân gây chóng mặt.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây chóng mặt. Trước hết, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng một số thay đổi trong lối sống như:

  • Ăn nhẹ giữa các bữa chính để giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Nên chọn những loại đồ ăn nhẹ có protein, chẳng hạn như trứng luộc, các loại hạt và sữa chua, tránh các thực phẩm chế biến hoặc thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước. Nếu không thể uống nhiều nước lọc thì có thể uống nước trái cây tươi như cam hoặc chanh hoặc các loại trà không có caffeine.
  • Đứng lên từ từ khi đang ngồi hoặc nằm. Điều này giúp tai trong và máu từ từ thích nghi với tư thế mới.
  • Giảm căng thẳng hàng ngày.

Nếu nguyên nhân gây chóng mặt là do thay đổi nội tiết tố thì có thể cần điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ung thư vú. Do đó, cần nói chuyện với bác sĩ và cân nhắc kỹ những ưu, nhược điểm của liệu pháp này trước khi quyết định.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: triệu chứng
Tin liên quan
Đánh trống ngực có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?
Đánh trống ngực có phải là một triệu chứng tiền mãn kinh?

Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone estrogen tăng và giảm thất thường. Khi qua thời kỳ mãn kinh, cơ thể sẽ ngừng sản sinh các hormone này. Sự thay đổi nồng độ estrogen có thể gây ra hiện tượng đánh trống ngực.

Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm
Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm

Điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là một trong những tác dụng, ngoài hướng dẫn phổ biến của một số thuốc chống trầm cảm.

Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Ở mỗi phụ nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nhưng thường tồn tại trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và có thể kéo dài lên đến 7 năm sau mãn kinh.

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, gần như tất cả phụ nữ đều gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, thay đổi tâm trạng, cáu gắt, phiền muộn, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và mệt mỏi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây