Làm thế nào để đi tiểu dễ hơn?
Bạn đã bao giờ thắc mắc làm thế nào cơ thể biết bàng quang đã đầy để tạo ra cảm giác buồn tiểu? Hệ thần kinh chỉ đạo cơ thể cảnh báo não bộ khi bàng quang đầy. Bàng quang có thể chứa đến 500 – 700ml nước tiểu. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang sẽ căng lên, các dây thần kinh ở thành bàng quang sẽ phát hiện điều này và gửi tín hiệu đến não bộ, báo cho não biết rằng bàng quang đã đầy. Lúc này, não bộ sẽ tạo ra cảm giác buồn tiểu để cảnh báo chúng ta biết rằng đã đến lúc xả nước tiểu ra ngoài.
Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta cần phải đi tiểu ngay cả khi không cảm thấy buồn, chẳng hạn như khi phải lấy nước tiểu để làm xét nghiệm hay khi mắc bệnh bàng quang thần kinh. Bệnh lý này xảy ra khi tín hiệu thần kinh bình thường từ bàng quang không thể đến được não bộ, do đó khiến người bệnh không cảm thấy buồn tiểu dù bàng quang đã đầy. Nước tiểu ứ lại trong bàng quang trong thời gian dài sẽ gây gây nguy hiểm cho cơ thể. Bệnh bàng quang thần kinh là một biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây bí tiểu tạm thời.
Trong những trường hợp này, có nhiều cách giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn, từ nghe tiếng nước chảy cho đến các kỹ thuật thả lỏng, thư giãn.
Lưu ý, nếu không phải vì lý do y tế thì không nên ép bản thân đi tiểu khi không cảm thấy buồn.
1. Nghe tiếng nước chảy
Mở vòi nước trong nhà vệ sinh và ngồi lên bồn cầu. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, nhắm mắt lại và tập trung vào tiếng nước chảy.
2. Rửa vùng đáy chậu
Vùng đáy chậu là khu vực giữa bộ phận sinh dục và hậu môn. Hãy ngồi trên bồn cầu và cố gắng thả lỏng. Sau đó sử dụng chai xịt hoặc vòi xịt nhẹ nhàng rửa vùng đáy chậu bằng nước ấm.
3. Ngâm tay trong nước ấm hoặc nước lạnh
Đổ nước ấm hoặc nước lạnh vào một chiếc bát và nhúng đầu ngón tay vào trong nước cho đến khi cảm thấy buồn tiểu.
4. Đi bộ
Hoạt động thể chất đôi khi có thể kích thích bàng quang. Hãy thử đi lại trong phòng hoặc ngoài hành lang cho đến khi cảm thấy buồn tiểu.
5. Ngửi tinh dầu bạc hà
Mùi tinh dầu bạc hà có thể khiến kích thích bàng quang. Hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên miếng bông hoặc giấy ăn và mang vào nhà vệ sinh. Ngồi trên bồn cầu, thả lỏng và ngửi mùi tình dầu từ miếng bông. Bạn cũng có thể thử cho tinh dầu bạc hà trực tiếp vào trong bồn cầu.
6. Ngả người về phía trước
Ngồi trên bồn cầu và thả lỏng, sau đó ngả người về phía trước. Điều này có thể gây áp lực lên bàng quang và khiến bạn cảm thấy buồn tiểu.
7. Thử nghiệm pháp Valsalva
Ngồi trên bồn cầu và rặn giống như thể đang đại tiện. Ấn nhẹ cẳng tay lên vùng bụng dưới nhưng hãy cẩn thận không ấn trực tiếp lên bàng quang. Nước tiểu chảy ngược lên thận có thể gây nhiễm trùng hoặc tổn thương.
8. Gõ nhẹ lên vùng mu
Ngồi trên bồn cầu và thả lỏng. Gõ nhẹ đầu ngón tay lên vùng mu (khu vực giữa rốn và xương mu ở phụ nữ và giữa rốn và dương vật ở nam giới). Mỗi lần gõ cách nhau 1 giây và lặp lại cho đến khi cảm thấy buồn tiểu.
9. Các kỹ thuật thư giãn
Ngồi trên bồn cầu và thả lỏng tối đa. Sau đó nhắm mắt lại và bắt đầu hít thở sâu. Cố gắng thả lỏng tất cả các cơ trong cơ thể, từ đầu đến chân.
10. Vuốt nhẹ lên đùi
Ngồi trên bồn cầu và thả lỏng. Nhẹ nhàng vuốt dọc theo đùi trong. Điều này có thể kích thích bàng quang và tạo cảm giác buồn tiểu.
Lưu ý
Điều quan trọng nhất để có thể đi tiểu dễ dàng là thả lỏng. Đôi khi, thả lỏng là điều khó khăn nhưng đây là điều cần thiết để nước tiểu có thể chảy từ bàng quang ra ngoài một cách dễ dàng.
Nếu vẫn khó đi tiểu sau khi đã thử các các cách nêu trên thì bạn nên báo cho bác sĩ. Bạn có thể sẽ phảiđặt ống thông tiểu hoặc cũng có thể mắc một bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu.
Tiểu són do tiểu không hết bãi là xảy ra phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Gần một nửa số người bị vấn đề này là người trên 65 tuổi.
Mặc dù són tiểu cấp kỳ là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng phụ nữ và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc phải cao nhất.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.
Bí tiểu có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và mỗi một nguyên nhân cần có phương pháp điều trị khác nhau.
Tiểu ngập ngừng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên bị tiểu ngập ngừng thì nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị.