1

Kỹ thuật vận động môi miệng chuẩn bị cho trẻ tập nói - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm

  •  Tập nói là quá trình trẻ tạo thành âm thanh bao gồm các nguyên âm, phụ âm, các từ đơn, từ ghép và câu dài.
  •  Tập vận động môi miệng là thực hiện các kỹ thuật tác động lên môi, vòm miệng và lưỡi để kích thích tạo ra âm thanh và lời nói.

2. Quá trình phát triển ngôn ngữ có lời của trẻ

  •  Từ 0 đến 5 tháng: trẻ phát ra các âm thanh khác nhau bao gồm cả nguyên âm và phụ âm: Ví dụ “ ê, a, baba...”.
  •  Từ 6 đến 11 tháng: kết nối các âm thanh để tạo vần, bắt chước gần đúng các âm thanh của người khác. Phát ra 1 số âm giống phụ âm.
  •  Từ 12 đến 18 tháng: nói và bắt chước từ đơn.
  •  Từ 18 đến 24 tháng: nói câu 2 đến 3 từ.
  •  Từ 24 đến 30 tháng: nói câu 3 đến 4 từ.
  •  Trẻ trên 3 tuổi: nói câu dài.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Trẻ nói khó: tổn thương n o.
  •  Trẻ nói ngọng, nói lắp.
  •  Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
  •  Trẻ tự kỷ, trẻ khiếm thính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không có

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân hoặc kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.

2. Phương tiện

  • Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi....

3. Bệnh nhi

  • Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.
  •  Ghi nhận xét trước can thiệp

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Bước 1: kiểm tra hồ sơ, đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ.
  •  Bước 2: kiểm tra người bệnh, đúng tên trẻ với phiếu điều trị.
  •  Bước 3: tiến hành kỹ thuật: Thực hiện từ 20 - 30 phút.

1. Dạy trẻ cử động miệng - lưỡi và cơ quan phát âm, gồm các cử động

  •  Há to miệng rồi ngậm lại.
  •  Thè lưỡi dài ra trước, lên trên, sang trái và phải.
  •  Đưa lưỡi chạm lên răng trên, và chạm lên vòm miệng.
  •  Bôi mật ngọt hoặc đường quanh mép để tập liếm: đặc biệt trẻ bại não rất cần tập vận động miệng lưỡi và tập nuốt, nhai, liếm, thổi.

2. Tập “xì”

  • Tập nói âm “x” trong từ “xa”. Kéo dài âm “x” càng dài càng tốt. Bình thường khoảng 10 - 15 giây. Nếu xì ngắn trẻ sẽ bị giọng mũi hở và không nói được rõ các phụ âm đầu âm tiết.

3. Tập thổi ra

  • Kéo dài hơi thổi ra. Cho trẻ thổi bóng, thổi kèn hoặc thổi bong bóng xà phòng.

4. Dạy trẻ phát âm

  •  Hãy bắt đầu dạy trẻ tạo các nguyên âm: a, o, u, ư, e, ê, ô, ơ.
  •  Khi trẻ nói các nguyên âm rõ rồi mới chuyển sang tập phụ âm.

5. Dạy trẻ tạo các phụ âm môi: m, b

  •  Bắt đầu bằng dạy trẻ tạo các âm môi như âm “b, m”.
  •  Khi trẻ nói âm đó rõ, h y ghép âm đó với một nguyên âm, ví dụ: mama, baba, bababa....và các nguyên âm khác như: mimi, bêbê...

6. Sau đó dạy trẻ nói các từ đơn giản như: bà, mẹ, bố, bé, "bai bai”...

  •  Hãy làm một bộ tranh hoặc cắt các tranh đồ vật từ tạp chí, sách báo. Xếp các tranh này theo bộ: theo các âm đầu, âm cuối hoặc thanh điệu và theo các chủ đề: đồ dùng, phương tiện giao thông, đồ ăn, các hành động....
  •  Khi dạy trẻ nói từ đơn nên dùng tranh để dạy. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn. Hãy biến hoạt động dạy thành các trò chơi.
  •  Ví dụ: chơi trò “giấu tranh”. Để ra 3 - 5 tranh và giới thiệu tên các tranh với trẻ. Giấu 1 - 2 cái đi rồi hỏi xem: “mất tranh nào?”
  •  Sau đó để trẻ giấu tranh, còn bạn đoán. Có thể chơi nhiều trò khác với tranh như: mua bán tranh, so cặp tranh....

7. Tiếp tục dạy trẻ tạo các phụ âm khó hơn như âm t, đ,x, ch, kh, g...

  •  Sau đó, lại ghép các phụ âm này với các nguyên âm khác nhau như ta, xa...
  •  Khi trẻ tạo các âm này đã rõ, h y để trẻ nói các từ đơn chứa các âm bạn vừa dạy: tai, táo, to, túi...
  •  Sau cùng, khi trẻ đó nói được nhiều từ đơn, h y để trẻ ghép 1 - 2 từ thành các câu ngắn.
  •  Hãy chú ý sửa âm khi trẻ nói chuyện, khi đọc sách.... Thường khi tập nói từng từ thì nói đúng, nhưng khi nói chuyện trẻ vẫn mắc lỗi.

- Thời gian tập từ 20 - 45 phút tùy theo tình trạng của trẻ.

VI. THEO DÕI

  • Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Không có.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ năng vận động môi miệng chuẩn bị cho nói - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật đặt bóng đối xung động mạch chủ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Đông lạnh trứng: những điều cần biết
Đông lạnh trứng: những điều cần biết

Phụ nữ trẻ tuổi có thể sử dụng phương pháp đông lạnh trứng để lưu trữ trứng phục vụ cho việc mang thai sau này

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  683 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  789 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  682 lượt xem

- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  923 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  681 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây