1

Kỹ năng vận động môi miệng chuẩn bị cho nói - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm

Tập nói là quá trình trẻ tạo thành âm thanh bao gồm các nguyên âm, phụ âm, các từ đơn, từ ghép và câu dài.

2. Quá trình phát triển ngôn ngữ có lời của trẻ

  •  Từ 0 đến 5 tháng: trẻ phát ra các âm thanh khác nhau bao gồm cả nguyên âm và phụ âm: Ví dụ “ ê, a, baba...”.
  •  Từ 6 đến 11 tháng: Kết nối các âm thanh để tạo vần, bắt chước gần đúng các âm thanh của người khác. Phát ra 1 số âm giống phụ âm.
  •  Từ 12 đến 18 tháng: Nói và bắt chước từ đơn.
  •  Từ 18 đến 24 tháng: Nói câu 2 đến 3 từ.
  •  Từ 24 đến 30 tháng: Nói câu 3 đến 4 từ.
  •  Trẻ trên 3 tuổi: Nói câu dài.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Trẻ nói khó: Bại não
  • Trẻ nói ngọng, nói lắp
  • Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ
  • Trẻ tự kỷ, trẻ khiếm thính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không có

IV. CHUẨN BỊ

  •  Người thực hiện: Kỹ thuật viên ngôn ngữ
  •  Phương tiện: Dụng cụ học tập
  •  Người bệnh: Không đang giai đoạn ốm sốt
  •  Phiếu điều trị

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ

2. Kiếm tra người bệnh: Đúng tên trẻ với phiếu điều trị

3. Kỹ thuật:

3.1. Dạy trẻ cử động miệng - lưỡi và cơ quan phát âm, gồm các cử động:

  •  Há to miệng rồi ngậm lại
  •  Thè lưỡi dài ra trước, lên trên, sang trái và phải
  •  Đưa lưỡi chạm lên răng trên, và chạm lên vòm miệng
  •  Bôi mật ngọt hoặc đường quanh mép để tập liếm: đặc biệt trẻ bại não rất cần tập vận động miệng lưỡi và tập nuốt, nhai, liếm, thổi.

3.2. Tập “xì”

  • Tập nói âm “x” trong từ “xa”. Kéo dài âm “x” càng dài càng tốt. Bình thường khoảng 10-15 giây. Nếu xì ngắn trẻ sẽ bị giọng mũi hở và không nói được rõ các phụ âm đầu âm tiết.

3.3. Tập thổi ra

  • Kéo dài hơi thổi ra. Cho trẻ thổi bóng, thổi kèn hoặc thổi bong bóng xà phòng.

3.4. Dạy trẻ phát âm

  •  Hãy bắt đầu dạy trẻ tạo các nguyên âm: a, o, u, ư, e, ê, ô, ơ.
  •  Khi trẻ nói các nguyên âm rõ rồi mới chuyển sang tập phụ âm.

3.5. Dạy trẻ tạo các phụ âm môi: m, b,

  •  Bắt đầu bằng dạy trẻ tạo các âm môi như âm “b,m”.
  •  Khi trẻ nói âm đó rõ, hãy ghép âm đó với một nguyên âm, ví dụ: mama, baba, bababa....và các nguyên âm khác như: mimi, bêbê...

3.6. Sau đó dạy trẻ nói các từ đơn giản như: bà, mẹ, bố, bé, "bai bai”...

  •  Hãy làm một bộ tranh hoặc cắt các tranh đồ vật từ tạp chí, sách báo. Xếp các tranh này theo bộ: theo các âm đầu, âm cuối hoặc thanh điệu và theo các chủ đề: đồ dùng, phương tiện giao thông, đồ ăn, các hành động....
  •  Khi dạy trẻ nói từ đơn nên dùng tranh để dạy. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn. Hãy biến hoạt động dạy thành các trò chơi. Ví dụ: Chơi trò “giấu tranh”. Để ra 3-5 tranh và giới thiệu tên các tranh với trẻ. Giấu 1 - 2 cái đi rồi hỏi xem: “mất tranh nào?” Sau đó để trẻ giấu tranh, còn bạn đoán. Có thể chơi nhiều trò khác với tranh như: mua bán tranh, so cặp tranh....

3.7. Tiếp tục dạy trẻ tạo các phụ âm khó hơn như âm t, đ,x, ch, kh, g...

  •  Sau đó, lại ghép các phụ âm này với các nguyên âm khác nhau như ta, xa...
  •  Khi trẻ tạo các âm này đó rõ, hãy để trẻ nói các từ đơn chứa các âm bạn vừa dạy: tai, táo, to, túi...
  •  Sau cùng, khi trẻ đó nói được nhiều từ đơn, hãy để trẻ ghép 1-2 từ thành các câu ngắn.
  •  Hãy chú ý sửa âm khi trẻ nói chuyện, khi đọc sách....Thường khi tập nói từng từ thì nói đúng, nhưng khi nói chuyện trẻ vẫn mắc lỗi.

VI. THEO DÕI

  • Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật vận động môi miệng chuẩn bị cho trẻ tập nói - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Điều trị đái rỉ ở nữ bằng đặt miếng nâng niệu đạo TOT - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Lượng giá kỹ năng vận động trẻ bại não theo thang điểm GMFCS - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật phục hồi chức năng vận động chi trên trên hệ thống robot - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Cách Quan Hệ Bằng Miệng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Cách Quan Hệ Bằng Miệng Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

Cách quan hệ bằng miệng từ cơ bản đến nâng cao. Mang đến cho những cặp đôi về khoái cảm không thua kém so với quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay hậu môn.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con
Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con

Đón chào một thành viên mới luôn là niềm hạnh phúc đối với bất kỳ cha mẹ nào. Song song với đó sẽ là vấn đề tài chính, các khoản thu - chi mà cha mẹ cần cân nhắc.

Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản
Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản

Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 8 tháng 15 ngày nặng 8 kg dài 70cm thì có đạt chuẩn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1557 lượt xem

Bé trai nhà em 8 tháng 15 ngày, nặng 8 kí, dài 70cm thì có đạt chuẩn không bác sĩ? Ngày bé bú bình 6 cữ, mỗi cữ 120ml sữa. Ngoài ra bé ăn thêm 2 cữ cháo, mỗi cữ là một lưng chén ạ. Tối ngủ bé hay lăn lộn, ngủ không ngon. Có phải là do bé bị thiếu chất gì không ạ?

Trẻ 2 tháng 11 ngày nặng 5,9kg là có đạt chuẩn không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  315 lượt xem

Bé trai nhà em lúc sanh nặng 3,3kg. Hiện bé đã được 2 tháng 24 ngày. Đợt bé đi tiêm vắc xin 6 trong 1 là lúc bé được 2 tháng 11 ngày và nặng 5,9kg. Bé như vậy có phát triển bình thường không ạ? Bé nhà em chỉ bú dặm thêm sữa ngoài nửa tháng đầu, còn lại là em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Bình thường bé tự đi ngoài rất đều đặn, ngày từ 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, từ khi đi tiêm chích ngừa 6 trong 1 về, 2, 3 ngày mà bé vẫn không tự đi ngoài được. Em phải bơm đít thì bé mới đi được và đi ra phân sệt, màu vàng. Có phải do chích ngừa mà gây ra hiện tượng bé khó đi ngoài như vậy không ạ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1102 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  958 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây