1

Kỹ thuật đo mức tiêu thụ Oxy bán tối đa - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Mức độ tiêu thụ Oxy tối đa là lưu lượng tiêu thụ Oxy tối đa khi cơ thể hoạt động gắng sức hay nói cách khác là mức độ cung cấp Oxy tối đa của phổi tới cơ để cơ sử dụng trong 1 đơn vị thời gian. Đơn vị tính ml/phút/kg. Mức độ tiêu thụ Oxy tối đa là chỉsố để đánh giá khả năng hoạt động thể lực con người của con người, cho dù cường độ  tập luyện tăng lên nhưng thể tích này không bao giờ vượt ngưỡng tối đa, do vậy nhờ phương pháp đo này mà chúng ta có thể chỉ định chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe trong phục hồi chức năng hay trong lĩnh vực thể thao. VO2 ở nam từ 40 - 50ml/phút/kg, ở nữ là 35 - 40 ml/phút/kg. Phương pháp đo mức độ tiêu thụ Oxy tối đa là 1 phương pháp gián tiếp ước lượng mức độ tiêu thụ Oxy tối đa của con người. Hiện nay phương pháp này được hội thể thao Hoa Kỳ, hội tim mạch học Hoa Kỳ cũng như Phục hồi chức năng khuyến cáo áp dụng để đánh giá VO2Max.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý tim mạch: sau nhồi máu cơ tim, sau mổ bắc cầu nối mạch vành, suy tim.
  •  Bệnh lý hô hấp: bệnh phổi mạn tính hạn chế hay tắc nghẽn.
  •  Rối loạn chuyển hóa: béo phì, thừa cân.
  •  Sau đột quỵ, tổn thương tuỷ sống, sau thời gian bất động...
  •  Người khỏe mạnh: trong nghiên cứu để xác định hằng số sinh lý của quần thể.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh đau thắt ngực không ổn định hoặc có nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng.
  •  Ở trạng thái nghỉ ngơi: nhịp tim > 120ck/phút, hoặc huyết áp tối đa > 180mmHg hoặc huyết áp tối thiểu > 100mmHg.
  •  Các bệnh lý nội khoa cấp chưa kiểm soát được.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, 02 điều dưỡng phụ.

2. Dụng cụ

  • Xe đạp lực kế như (Ergometer Monark 928E), thảm lăn (Treadmill).
  • Dụng cụ đo huyết áp.
  • Đai ngực đo nhịp tim.
  • Thang điểm Borg đánh giá cảm giác chủ quan của người bệnh về cảm nhận sức nặng của bài tập trong quá trình làm test.
  • Thuốc và các phương tiện cấp cứu như máy ghi điện tim, shock điện (dễ tiếp cận) thuốc chống loạn nhịp, Oxy.

3. Người bệnh

  •  Không ăn nhiều trước test 3 giờ.
  •  Không hút thuốc trước test 2 giờ.
  •  Không hoạt động thể lực nặng ngày trước và trong ngày thực hiện test.
  •  Không đi xe đạp, chạy bộ hoặc có các stress trước test.
  •  Đánh giá mức độ hoạt động của người bệnh để đạt nhịp tim mức 120 - 150 lần/phút (người < 50 tuổi) hoặc 110 - 140 lần/phút (người ≥ 50 tuổi) hay đạt điểm khoảng 14 theo bảng điểm Borg. Từ đó xác định mức kháng trở trên máy với từng người bệnh tùy thuộc giới và mức độ hoạt động thể lực trước đó.

- Bảng mức trở kháng:

  Nam Nữ
Không hoạt động  1.5 kp  1.0 kp
Hoạt động thấp 2.0 kp 1.5 kp
Hoạt động trung bình 2.5 kp 2.0 kp
Hoạt động cao 3,0 kp 2,5 kp
  •  Giới thiệu cách sử dụng thang điểm Borg.
  •  Ký giấy cam kết thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1: đưa người bệnh vào máy (xe đạp lực kế hoặc Treadmill)

  • Cài đặt các thông số ban đầu vào máy.

- Bước 2: bắt đầu đánh giá theo các bước sau ví dụ thực hiện trên xe đạp lực kế:

1. Thực hiện 4 phút đạp xe Ergometer ban đầu ở mức trở kháng 0.5 kp và tần số 60 vòng/phút.

2. Xác định nhịp tim và ghi lại chỉ số tại các thời điểm các phút: 3.15, 3.30, 3.45 và 4.00. Tính nhịp tim trung bình.

3. Tăng mức trở kháng lên theo bảng trên.

4. Tại phút thứ 2 sao khi tăng trở kháng, hỏi lại bảng Borg

5. Nếu:

  •  Borg < 10, tăng trở kháng thêm 1.0 kp và thực hiện lại bước 7.
  •  Borg 10 - 11, tăng trở kháng thêm 0.5 kp và thực hiện lại bước 7.
  •  Borg 12 - 16, giữ nguyên và tiếp tục bước 9.
  •  Borg ≥ 17, DỪNG test, để người bệnh nghỉ 20 phút và tiến hành lại test (tốt hơn là tiến hành test vào dịp khác).

6. Thực hiện 4 phút ở mức trở kháng cao và ghi lại nhịp tim ở các thời điểm: 3.15, 3.30, 3.45 và 4.00. Tính nhịp tim trung bình.

7. Sau khi thực hiện xong, hỏi lại bảng Borg.

8 Tính Vo2 max: (theo trang web: www.gih.se/ekblombaktest).

* Thời gian đo từ 30 - 45 phút.

VI. THEO DÕI

Các biến chứng có thể xẩy ra:

  •  Nhẹ: mệt, đau mỏi cơ, chuột rút.
  •  Rối loạn nhịp, ngất, xỉu.
  •  Biến chứng nặng như: nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tai biến mạch não.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Biến chứng nhẹ: đau, mỏi, chuột rút: nghỉ ngơi, thư gi n sau thực hiện test.
  •  Biến chứng nặng: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não hoặc rối loạn nhịp: cho người bệnh nằm, xử trí cấp cứu ban đầu đồng thời báo với nhóm cấp cứu để xử trí theo phác đồ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm gen bằng kỹ thuật FISH với tiêu bản Parafin - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phản ứng hoà hợp tiểu cầu (kỹ thuật pha rắn) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u máu thể hang tiểu não - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?
Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?

Bí tiểu là tình trạng khá thường gặp sau phẫu thuật. Trong khi hầu hết các trường hợp, bí tiểu sau phẫu thuật tự khỏi nhưng người bệnh có thể phải tạm thời sử dụng ống thông tiểu hoặc dùng thuốc để dẫn nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu
Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu

Chuyển lưu dòng tiểu là một thủ thuật được thực hiện phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù thủ thuật này mang lại lợi ích lớn cho người bệnh nhưng cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe tốt và duy trì sinh hoạt bình thường.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Có phải phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  690 lượt xem

- Bác sĩ ơi, phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn, đúng không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé, cảm ơn bác sĩ!

Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  776 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  716 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây