1

Phản ứng hoà hợp tiểu cầu (kỹ thuật pha rắn) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Tiểu cầu của người cho được gắn vào bề mặt của giếng polystyrene microplate. Huyết thanh/ huyết tương của người bệnh được thêm vào giếng và ủ với tiểu cầu của người cho, nếu trong huyết thanh của người bệnh có kháng thể kháng tiểu cầu thì các kháng thể này sẽ gắn với tiểu cầu của người cho. Các globulin miễn dịch không gắn lên tiểu cầu có trong giếng sẽ được rửa sạch, sau đó thêm vào giếng dung dịch hồng cầu chỉ thị đã cảm nhiễm với anti-IgG. Ly tâm để các hồng cầu chỉ thị tiếp xúc được với các kháng thể kháng tiểu cầu có trong huyết thanh người bệnh đã được gắn với các tiểu cầu của người cho. Trong trường hợp người bệnh có kháng thể kháng tiểu cầu, phức hợp kháng nguyên, kháng thể kháng tiểu cầu và hồng cầu đã được gắn với anti-IgG (Hồng cầu chỉ thị) đã được hình thành ở trên sẽ ngăn cản sự di chuyển của các hồng cầu chỉ thị xuống đáy giếng khi được ly tâm, do vậy các hồng cầu chỉ thị sẽ bao phủ lên toàn bộ bề mặt giếng. Ngược lại trong trường hợp xét nghiệm âm tính, các hồng cầu chỉ thị sẽ không bị cản trở trong quá trình di chuyển, theo lực ly tâm sẽ lắng chặt xuống đáy giếng [1].

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có chỉ định truyền khối tiểu cầu được tách từ hệ thống máy tách tế bào tự động của một người hiến tiểu cầu;
  • Người bệnh có chỉ định truyền khối tiểu cầu pool;
  • Người bệnh truyền tiểu cầu không hiệu lực;
  • Người bệnh ghép tế bào gốc.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ, cử nhân, kỹ thuật viên, điều dưỡng trung học.

2. Phương tiện:

2.1. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao

  • Máy ly tâm phiến microplate 96 giếng;
  • Máy ủ khô 37°C;
  • Máy rửa bán tự động Immucor CSW 100 được thiết kế để sử dụng với Capture-P [2];
  • Pipetman; pipet nhựa; máy ly tâm ống nghiệm; đồng hồ hẹn giờ; bút marker...;
  • Tấm chiếu sáng;
  • Ống nghiệm polypropylene hoặc polyethylene.

2.2. Thuốc thử và hoá chất

  • Capture-P Test Wells ở trong túi kín;
  • Capture LISS trong lọ nhỏ giọt;
  • Capture-P Indicator Red Cells trong lọ nhỏ giọt;
  • Capture-P Positive Control Serum (Weak) trong lọ nhỏ giọt;
  • Capture-P Negative Control Serum trong lọ nhỏ giọt;
  • Dung dịch đệm phosphate, pH 6.5-7.5.

2.3. Mẫu bệnh phẩm

  • 1 ống máu tĩnh mạch được chống đông bằng EDTA: 2 ml hoặc 1 ống không chống đông: 5 ml của người bệnh.
  • Đơn vị tiểu cầu của người cho.

3. Thời gian làm xét nghiệm: 120 phút.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, sinh phẩm, trang thiết bị trước khi làm xét nghiệm.

2. Nhận mẫu máu và phiếu chỉ định xét nghiệm, kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên mẫu máu với phiếu chỉ định xét nghiệm. Kiểm tra về số lượng và chất lượng mẫu máu.

3. Tiến hành xét nghiệm

- Mang các hóa chất, sinh phẩm về nhiệt độ phòng 15 phút trước khi làm xét nghiệm;

- Chuẩn bị mẫu tiểu cầu làm xét nghiệm như sau:

  • Chuẩn bị 1 ống nghiệm polypropylene hoặc polyethylene sạch, khô, ghi mã của đơn vị khối tiểu cầu lên ống nghiệm.
  • Lấy 1 đoạn dây từ túi tiểu cầu của người hiến và cắt dây tiểu cầu vào ống nghiệm nhựa đã chuẩn bị ở trên.

- Lấy số lượng giếng Capture-P cần thiết để làm xét nghiệm từ túi bảo vệ;

- Dùng pipet nhựa hút 1-2 giọt (tương đương 50-100 μl) tiểu cầu của người cho nhỏ vào 3 giếng đầu tiên của hàng. Một giếng là chứng dương (yếu) và giếng thứ hai là chứng âm, giếng thứ ba là giếng làm xét nghiệm hòa hợp giữa tiểu cầu của người cho và huyết thanh/ huyết tương của người bệnh;

- Ly tâm phiến với tốc độ 45-65 nhân với g (g là lực ly tâm của máy ly tâm) trong vòng 5 phút;

- Rửa tiểu cầu trong các giếng bằng máy rửa bán tự động Immucor CSW 100 để loại bỏ tiểu cầu và huyết tương thừa. Kiểm tra các giếng sau khi rửa để xem có tiểu cầu gắn trên đáy giếng không. Nếu tiểu cầu đã được cố định lên đáy giếng, đáy giếng sẽ xuất hiện một lớp tiểu cầu mỏng giống như mây và không còn có dịch thừa. Nếu còn dịch thừa ở đáy giếng thì cần rửa lại [2];

- Lưu ý: Kỹ thuật rửa quá nhiều hoặc mạnh có thể đánh bật hoặc tạo ra các lỗ hổng trong các lớp tiểu cầu đã gắn;

- Thêm 2 giọt Capture LISS vào m i giếng ngay sau khi rửa;

- Lưu ý: Các giếng sau khi rửa để lâu hơn 1 phút mà không nhỏ thêm capture LISS sẽ khô và dẫn đến phá vỡ các lớp tế bào tiểu cầu.

- Thêm 1 giọt Capture-P Positive Control Serum (Weak) vào giếng đầu tiên của hàng;

- Thêm 1 giọt Capture-P Negative Control Serum vào giếng thứ hai của hàng;

- Thêm 1 giọt huyết tương hoặc huyết thanh của người bệnh vào giếng thứ ba của hàng;

- Chạm nhẹ nhàng liên tục vào cạnh của phiến để trộn huyết thanh/ huyết tương của người bệnh với dung dịch Capture LISS;

- Lưu ý: Màu tím của Capture Liss sẽ chuyển thành màu xanh da trời hoặc màu ngọc lam khi có mặt của huyết thanh/ huyết tương người bệnh;

- Ủ các phiến ở 36-38°C trong vòng 30-60 phút;

- Rửa tiểu cầu trong các giếng bằng máy rửa chuyên dụng;

- Thêm 1 giọt hồng cầu chỉ thị Capture-P vào m i giếng ngay sau khi rửa;

- Ly tâm phiến với tốc độ 700-900 x g (g là lực ly tâm của máy ly tâm) trong vòng 1 phút;

- Đặt phiến trên một mặt phẳng được chiếu sáng, so sánh kết quả của giếng xét nghiệm với chứng dương, chứng âm. Xét nghiệm phản ứng hòa hợp tiểu cầu âm tính khi giếng xét nghiệm và chứng âm cho kết quả âm tính. Xét nghiệm phản ứng hòa hợp tiểu cầu dương tính khi giếng xét nghiệm và chứng dương cho kết quả dương tính.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Phản ứng ngưng kết: Các hồng cầu chỉ thị sẽ bao phủ lên toàn bộ bề mặt giếng, kết luận phản ứng hòa hợp tiểu cầu dương tính, chọn đơn vị tiểu cầu khác và làm lại phản ứng hòa hợp tiểu cầu cho người bệnh;

- Phản ứng không ngưng kết: Các hồng cầu chỉ thị lắng chặt xuống đáy giếng, kết luận phản ứng hòa hợp tiểu cầu âm tính, phát đơn vị tiểu cầu để truyền cho người bệnh.

Những điểm cần chú ý khi làm xét nghiệm:

  • Đọc kỹ các bước của quy trình hướng dẫn trước khi tiến hành kỹ thuật;
  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn sử dụng sinh phẩm của nhà sản xuất sinh phẩm;
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch tủy xương bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.

Phân biệt phẫu thuật cắt vạt dạ dày và nối tắt dạ dày
Phân biệt phẫu thuật cắt vạt dạ dày và nối tắt dạ dày

Cắt vạt dạ dày và nối tắt dạ dày đều là những phương pháp phẫu thuật giảm cân. Hai quy trình phẫu thuật này có một số điểm tương đồng và cũng có những điểm khác biệt lớn. Cả hai cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?
Bí tiểu sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?

Bí tiểu là tình trạng khá thường gặp sau phẫu thuật. Trong khi hầu hết các trường hợp, bí tiểu sau phẫu thuật tự khỏi nhưng người bệnh có thể phải tạm thời sử dụng ống thông tiểu hoặc dùng thuốc để dẫn nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé đi ngoài phân lợn cợn, mùi chua là do có vấn đề về đường tiêu hóa?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1329 lượt xem

Từ lúc sinh ra đến nay bé nhà em ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy hôm nay em thấy phân của bé có hiện tượng lợn cợn, lại có mùi chua. Mỗi lần đi ngoài bé đều phải rặn đỏ mặt mà ra được rất ít. Bé như vậy là có vấn đề về tiêu hóa phải không ạ?

Trẻ 3 tháng ngày đi ị 10 lần, phân vàng hoa cà lẫn cả nước có phải bị tiêu chảy không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2282 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Trẻ 1 tháng tuổi đi tiểu ít, bộ phận sinh dục có dịch hôi, vàng là bị làm sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  557 lượt xem

Nhà em ở miền trung, thời tiết hiện giờ đang vô cùng nóng. Bé gái nhà em đang được 1 tháng tuổi nhưng em thấy bé tiểu rất ít và ở bộ phận sinh dục có dịch hôi, màu vàng. Bé bị như vậy có bình thường không ạ?

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  583 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây