1

Kỹ thuật xạ hình chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa với hồng cầu đánh dấu 99mTc hoặc 99mTc-sulfur colloid - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Hồng cầu người bệnh được đánh dấu bằng ĐVPX phát tia gamma sẽ theo dòng tuần hoàn đi khắp cơ thể. Tại vị trí xuất huyết, máu có hồng cầu đánh dấu phóng xạ sẽ thoát ra khỏi mạch máu chảy ra tổ chức xung quanh. Với thiết bị có đầu dò thích hợp có thể đo, xạ hình xác định được vị trí xuất huyết, lưu lượng xuất huyết. Kỹ thuật rất có giá trị trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa khó xác định vị trí.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Phát hiện và định vị vị trí xuất huyết ở người bệnh có chảy máu dạ dày -ruột cấp tính hoặc liên tục.
  •  Phát hiện và định vị vị trí chảy máu cấp đối với các người bệnh có tăng áp tĩnh mạch cửa và tăng áp các mạch ổ bụng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú

IV. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

  •  Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
  •  Điều dưỡng Y học hạt nhân
  •  Cán bộ hóa dược phóng xạ
  •  Kỹ thuật viên Y học hạt nhân

2. Phương tiện, thuốc phóng xạ

- Máy ghi đo: máy Gamma Camera SPECT có trường nhìn rộng, Collimator năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giải cao. Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.

- Thuốc phóng xạ:

+ Hoặc 99mTc-SC (sulfur colloid)

  • Chất đánh dấu: Sulfur Colloid, 1 kit.
  • Đồng vị phóng xạ: Tc99m, liều với trẻ em 1,5-6 mCi (0,15 mCi/kg);

+ Hoặc Tc99m - Pyrophosphat

  • Dược chất đánh dấu: Pyrophosphat
  • Đồng vị phóng xạ Tc99m, liều: với trẻ em 2 - 12 (0,285 mCi/kg);

3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao

  • Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
  • Kim lấy thuốc, kim tiêm, kim luồn, dây nối.
  • Bông, cồn, băng dính.
  • Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế cho những Người thực hiện KT

4. Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh nhịn ăn được giải thích về quy trình kỹ thuật sẽ thực hiện để phối hợp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tách chiết Tc99m - gắn hợp chất đánh dấu SC

  •  Chiết dung dịch Tc99m pertechnetate từ bình chiết Mo99-Tc99m
  •  Bơm dung dịch Tc99m pertechnetate vào lọ kít SC, lắc tan, ủ trong nhiệt độ phòng 20 - 30 phút
  •  Hút liều DCPX Tc99m-SC cho mỗi người bệnh.

2. Đánh dấu hồng cầu người bệnh bằng ĐVPX Tc99m theo một trong các cách sau :

- Phương pháp In vitro

  •  Lấy 2-3ml máu vào ống có tráng heparin hoặc ACD từ người bệnh, cho vào lọ có chứa sulphat kẽm, lắc đều, ủ trong 5 phút, cho thêm dung dịch Sodium hy pochloride, lắc nhẹ, sau đó cho thêm dung dịch sodium citrate, lắc nhẹ trong 5 phút. Cho 10-30 mCi Tc99m pertechnetate lắc nhẹ, ủ trong 20 phút. Rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý 2 lần, bồi phụ lại bằng nước muối sinh lý đủ thể tích máu ban đầu để tiêm trả lại TM người bệnh , với liều theo cân nặng người bệnh .

- Phương pháp In vivo

  • Tiêm tĩnh mạch pyrophosphate lạnh, sau 30-45 tiêm TM 99mTc pertechnetate ở tay đối diện. Hồng cầu gắn pyrophosphate đã được đánh dấu Tc 99m.

- Phương pháp In vivo có cải tiến:

  • Tiêm TM pyrophosphate lạnh sau 15-20 phút lấy 5-10ml máu ở tay đối diện vào ống tráng heparin chứa 30mCi 99mTc pertechnetate, trộn trong 10 phút. Hồng cầu đã được đánh dấu có thể tiêm trả lại TM người bệnh theo liều ở trên.

3. Tiến hành ghi đo

- Đặt người bệnh nằm ngửa, camera đặt trước và tầm nhìn từ đỉnh tim cho đến ruột thấp.

- Tiêm DCPX Tc99m-Sulfur colloid hoặc Hồng cầu đánh dấu PX tĩnh mạch bệnh nhi. Tiêm Tc99m-Sulfur colloid nếu nghi ngờ có xuất huyết cấp.

- Chế độ ghi hình:

  •  Pha tưới máu: Ghi hình ngay sau tiêm DCPX đã đánh dấu hồng cầu, 2-5 giây/hình, 60 giây.
  •  Pha động: 60 giây/hình trong 60 phút, sau ghi hình tưới máu.
  •  Pha tĩnh: 500.000-2.000.000 xung, tại các thời điểm sau 1 tiếng, 2 tiếng và có thể sau 4 tiếng đến 24 tiếng. Các tư thế phía trước, nghiêng trước phải, nghiêng trước trái nếu cần có thể ghi hình nghiêng và ghi hình từ phía sau.

III. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Đây là kỹ thuật ghi hình an toàn, không gây tác dụng phụ và tai biến gì trong và sau ghi đo.
  • Cần chú ý các trường hợp người bệnh mất máu cấp hoặc người bệnh chảy máu kéo dài thiếu máu nặng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật xạ hình lách với 99mTc Sulfur Colloid (phytate) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật xạ hình gan với 99mTc Sulfur Colloid (phytate) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Xạ hình bạch mạch với 99mTc-Sulfur Colloid - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Chẩn đoán điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị u nang bạch huyết xuất huyết ở trẻ em - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Tiểu đường type 2: Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán
Tiểu đường type 2: Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số xét nghiệm máu khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm ít nhất hai lần để xác nhận chẩn đoán. Hầu hết mọi người đều đi khám bệnh tiểu đường khi tuổi tác cao hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.

Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2589 lượt xem

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  473 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3530 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Thai 10 tuần, vài lần ra ít huyết hồng, có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  533 lượt xem

Em mang thai 8 tuần, có hiện tượng dọa sảy, em vào viện điều trị 2 tuần đã khỏi. Ra viện, em vẫn uống ngày 2 viên Duphaton, acid folic 4mg. Năm ngày sau, lại thấy hiện tượng đau bụng ra ít máu, em đi siêu âm, bs bảo thai phát triển bình thường. Vài lần ra ít máu như thế, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Thai 7 tuần, sao đã có cơn co bóp tử cung và xuất huyết?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  824 lượt xem

Em năm nay 28t, hiện đang có thai lần đầu được 6 tuần , trong thời gian mang thai thỉnh thoảng em hay xuất hiện các cơn co thắt tử cung trong lúc ngủ ( có khi đang nằm mơ thấy mình đang quan hệ hoặc không). Khi giật mình dậy thì thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo, lúc đầu máu có màu đỏ, nhưng đến sáng là chuyển thành chút dịch nâu và thường hết vào ngày hôm sau. Em có đi khám bác sĩ thì được bác sĩ tư vấn là hiện tượng bình thường, có kê cho em các loại thuốc dưỡng thai sau: - aspirin 81 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - duphaston 10 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - utrogestan 200mg (đặt ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) Và dặn em nằm nghĩ ngơi thường xuyên, hạn chế đi lại Nhưng sau thời gian dùng thuốc khoảng hơn 10 ngày, em vẫn xuất hiện các cơn co thắc và xuất huyết như vậy khi ngủ. Hiện em đang rất lo lắng về tình trạng này, em mong bác sĩ tư vấn giúp em và cho em xin hướng giải quyết tốt nhất ạ. Em xin cảm ơn!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây