1

Xạ hình bạch mạch với 99mTc-Sulfur Colloid - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

ĐVPX dạng keo (Colloid) như Au198 hoặc DCPX đánh dấu Tc99m (Sulfure Colloid) sau khi tiêm trong da hoặc dưới da sẽ được các đại thực bào tập trung, vận chuyển vào hệ thống bạch mạch. Các thiết bị xạ hình ghi lại hình ảnh hệ thống bạch mạch theo sự di chuyển của DCPX giúp đánh giá sự lưu thông và tình trạng hệ thống bạch huyết của vùng cần khảo sát.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  U hắc tố.
  •  Tổn thương vú.
  •  Phù bạch huyết.
  •  Dò bạch huyết.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  •  Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
  •  Điều dưỡng Y học hạt nhân
  •  Bác sỹ hoặc Dược sỹ hóa dược phóng xạ
  •  Kỹ thuật viên Y học hạt nhân

2. Phương tiện, thuốc phóng xạ

- Máy ghi đo: máy xạ hình gamma camera, SPECT, dùng Collimator: LEHR

- Máy chuẩn liều bức xạ gamma. Máy đo rà bức xạ gamma.

- Thuốc phóng xạ:

  •  Hợp chất đánh dấu: Sulfur Colloid (Phyton, Phytec...), 1 kit.
  •  Đồng vị phóng xạ: Tc99m Liều dùng: liều trẻ em 1-4 mCi (0,07 mCi/kg), chia làm nhiều liều.

- Tiêm dưới da (thể tích nhỏ hơn 0,2 ml/ 1 vị trí tiêm): kẽ ngón tay 1 - 2, kẽ ngón chân 1 - 2.

3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao

  •  Bơm tiêm 1ml,3ml,5ml,10ml.
  •  Kim lấy thuốc, kim tiêm.
  •  Dây truyền dịch.
  •  Bông, cồn, băng dính.
  •  Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế cho những Người thực hiện KT

4. Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh dùng tất nịt tại vùng phù nề phải cởi bỏ trước khi ghi hình 3 – 4 giờ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế người bệnh

  •  Người bệnh nằm ngửa.
  •  Collimator của máy xạ hình đặt gần sát, sao cho trường nhìn của camera thu hết chi hay bộ phận cơ thể có bạch mạch cần xạ hình.
  •  Tiêm DCPX đã chuẩn bị dưới da (thể tích nhỏ hơn 0,2 ml/1 vị trí tiêm): kẽ ngón tay 1 - 2, kẽ ngón chân 1 - 2.

2. Thời gian ghi đo

  •  Ghi Dynamic ngay sau tiêm: Pha 1 (Flow): 6 giây/ hình x 10 hình
  •  Ghi Static ngay sau tiêm: 5 phút/ hình x 3 hình
  •  Ghi Wholebody sau 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ: tốc độ 8 - 10 cm/ phút, ghi hình 2 bình diện trước - sau (Ant - Post).

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Hình ảnh bình thường

  • Hệ thống bạch mạch lưu thông tốt, thấy các hạch lympho kích thước và vị trí bình thường.

2.Hình ảnh bệnh lý

  •  Hạch to, hạch ở vị trí bất thường, hình ảnh các nhóm hạch tăng hoạt độ phóng xạ.
  •  Hình ảnh tắc nghẽn mạch bạch huyết qua sát thấy trên xạ hình.
  •  Hình ảnh dò bạch mạch: hoạt tính phóng xạ thoát ra ngoài bạch mạch vào tổ chức lân cận, ổ bụng, ổ màng phổi...

VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Người bệnh dị ứng với DCPX: dùng các thuốc chống dị ứng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật xạ hình lách với 99mTc Sulfur Colloid (phytate) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật xạ hình gan với 99mTc Sulfur Colloid (phytate) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

SPECT gan với 99mTc Sulfur Colloid (Phytate) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Bóc bạch mạch quanh thận điều trị bệnh đái dưỡng chấp - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trong cuộc đời, so với những phụ nữ không bị tiền sản giật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Xăm hình khi đang mang thai có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4237 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4470 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Nang đám rối mạch mạc và dây rốn bám màng có ảnh hưởng đến em bé không, thai 16w6d?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1410 lượt xem

Em đi khám thai định kỳ. Bác sĩ nói em bé phát triển bình thường. Nhưng có 1 nang đám rối mạch mạc não thất bên trái kích thước 2.6 mm. Và dây rốn bám màng. Em hoang mang quá ạ. Nang đám rối mạch mạc có ảnh hưởng gì đến não em bé không. Tình trạng dây rốn bám màng nữa ạ. E mong bác sĩ tư vấn giúp em với.

Trẻ hơn 1 tháng tuổi đêm ngủ một mạch không dậy đòi ti có tốt không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  448 lượt xem

Bé nhà em đang được 1 tháng 20 ngày. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Hàng ngày bé ngủ rất khuya, tầm 11-12h đêm mới chịu ngủ nhưng lại ngủ một mạch đến 5-6h sáng cũng không thấy đòi ti mẹ. Thỉnh thoảng bé có ngọ nguậy thì mẹ bế lên cho ti, nhưng bé chỉ ti chưa được 5p là lại ngủ luôn. Bé ngủ nhiều không ti như vậy có tốt không ạ? Vì khi nào thức thì bé lại đòi ti liên tục.

Tăng sinh mạch máu liệu có nguy hiểm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2812 lượt xem

Năm nay em 28 tuổi. Ba năm trước, em đã vào Bệnh viện Phụ sản TW điều trị u tế bào. Tại đây, các bác sĩ đã mổ xén góc tử cung cho em. Lần này, em vừa đi siêu âm thì bác sĩ nói thai em đã được 6 tuần, có phôi và tim thai bình thường, lòng tử cung có tăng sinh mạch máu. Vậy, tăng sinh mạch máu này liệu có nguy hiểm không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây