1

Bóc bạch mạch quanh thận điều trị bệnh đái dưỡng chấp - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Đái dưỡng chấp là khi có dưỡng chấp trong nước tiểu, nguyên nhân do có đường rò lưu thông giữa hệ thống tiết niệu và bạch huyết.
  •  Bóc bạch mạch quanh thận là một trong các phương pháp điều trị đái dưỡng chấp.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh đái máu dưỡng chấp thể nặng.
  •  Lượng dưỡng chấp trong nước tiểu trên 1 g/l
  •  Xquang: Hiện rõ đường rò bạch huyết tiết niệu
  •  Điều trị bằng các phương pháp khác không kết quả

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định với các bệnh đang tiến triển như suy gan, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu, bác sĩ ngoại chung được đào tạo và hai người phụ mổ.

2. Người bệnh:

  •  Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  •  Chuẩn bị người bệnh như một người bệnh mổ theo kế hoạch.
  •  Hồ sơ người bệnh, xét nghiệm cơ bản, phim XQ phổi, phim XQ hệ tiết niệu, phim niệu đồ tĩnh mạch, phim cắt lớp vi tính.
  •  Xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ để điều trị nhiễm khuẩn.

3. Phương tiện:

  •  Bộ dụng cụ mổ mở tiết niệu thông thường.
  •  2 sợi chỉ vicryl số 1 đóng cân cơ, 1-2 sợi chỉ dafilon 3/0 khâu da
  •  Chỉ khâu cầm máu loại prolene 4/0 hoặc vicryl 3/0.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm nghiêng 90 độ có độn gối kê.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc tê tủy sống.

3. Kỹ thuật:

  •  Đường rạch da: Đường sườn thắt lưng, cắt bỏ xương sườn 12.
  •  Bộc lộ thận, niệu quản, động mạch và tĩnh mạch thận.
  •  Cắt bỏ hoàn toàn những phần còn lại, đó là những bó mạch bạch huyết quanh cuống thận, đặc biệt chú ý cắt bỏ những bó mạch giữa động mạch và tĩnh mạch thận.
  •  Cầm máu kĩ
  •  Đặt dẫn lưu và đóng bụng theo các lớp giải phẫu.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Theo dõi toàn thân, đánh giá tình trạng nhiễm trùng, chảy máu sau mổ.
  •  Theo dõi ống dẫn lưu: màu sắc, số lượng.
  •  Theo dõi lượng nước tiểu 24h.
  •  Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, hoặc theo kháng sinh đồ.
  •  Rút dẫn lưu ổ bụng sau 3-4 ngày sau mổ.

2. Tai biến:

  •  Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn vùng mổ: chống nhiễm khuẩn.
  •  Chảy máu: mổ lại.
  •  Rò dưỡng chấp: Bơm Bétadine đặc.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật Hybrid điều trị bệnh tim bẩm sinh (phẫu thuật tim - can thiệp tim mạch) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị bệnh còn ống động mạch ở trẻ lớn và người lớn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tin liên quan
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1157 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1005 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1830 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Thận bị ứ nước do thai chèn ép, có nên uống thuốc điều trị?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  523 lượt xem

Em đang mang bầu 22 tuần. Thấy đau quặn bên hông phải và bụng dưới, em đi khám thì bị thận (P) ứ nước độ I. Chẩn đoán là em bị ứ nước do thai chèn ép, nhiễm trùng niệu, bs cho toa thuốc gồm: Dinpocef, Flotral, Rabicad 20mg, Pargine. Em đang phân vân chưa muốn uống vì sợ các thuốc trên ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bs tư vấn giúp?

Điều trị khỏi bệnh lao, có thể sinh tiếp được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  438 lượt xem

Bảy năm trước, sau khi sinh bé gái đầu lòng khỏe mạnh, em bị lao kháng thuốc. Điều trị đủ 2 lần, nay sức khỏe em đã trở lại bình thường nên vợ chồng em muốn sinh thêm bé nữa. Nhưng nghe nhiều người nói kháng sinh diệt vi trùng lao có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé. Như vậy, có đúng không, thưa bs?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây