Kỹ thuật xạ hình gan với 99mTc Sulfur Colloid (phytate) - Bộ y tế 2017
I. NGUYÊN LÝ
Với các DCPX được tập trung bởi tế bào Kuffer hệ liên võng nội mạc có thể ghi hình được gan và lách. Để chụp SPECT gan cần đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch chất keo đánh dấu ĐVPX. Các hạt keo PX theo dòng máu đến gan sẽ được tế bào Kuffer hệ liên võng nội mô của gan bắt giữ, tập trung và phân bố đều trong gan. Với các thiết bị xạ hình thích hợp có thể ghi hình gan giúp đánh giá vị trí, hình dáng, kích thước và cấu trúc gan.Nếu có sự phá hủy cấu tạo bình thường của nhu mô gan, thì các tế bào liên võng nội mô ở đó cũng bị tổn thương hoặc bị thay thế, vì vậy tại vùng tổn thương sẽ giảm hoặc không tập trung DCPX biểu hiện bằng vùng “lạnh” hay vùng “khuyết” hoạt độ phóng xạ trên xạ hình.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đánh giá giải phẫu, kích thước và vị trí của gan và lách.
- Phát hiện và định vị các tổn thương khu trú trong gan như nang gan, áp xe gan, ung thư gan (nguyên phát hoặc di căn).
- Đánh giá các bệnh gan khuếch tán như viêm gan, xơ gan.
- Phân biệt các khối trong gan với các tổn thương ngoài gan như áp xe dưới cơ hoành, u sau phúc mạc...
- Theo dõi người bệnh ung thư gan sau điều trị hóa chất, phẫu thuật.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera, SPECT có trường nhìn rộng, Collimator năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giả cao. Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ:
- Hợp chất đánh dấu Sulfur Colloid (Phytate, Phyton, Phytec, Phytacis, Fyton), 1 kit.
- Đồng vị phóng xạ: Tc99m, liều với trẻ em 1-4 mCi (0,1mCi/kg); tiêm tĩnh mạch.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml,3ml,5ml,10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm, kim luồn, dây nối.
- Dây truyền dịch
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế cho những Người thực hiện KT.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh được giải thích về quy trình kỹ thuật sẽ thực hiện để phối hợp.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tách chiết - Đánh dấu DCPX
- Chiết Tc99m từ bình chiết Mo-Tc
- Bơm dung dịch Tc99m pertechnetate vào lọ SC, lắc tan, ủ trong 20-30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Hút liều DCPX Tc99m-SC cho mỗi người bệnh.
2. Tiêm DCPX và ghi đo
- Người bệnh nằm ngửa, camera đặt ở vùng ngực - bụng trường nhìn bao quát cả vùng gan.
- Tiêm liều DCPX Tc99m-SC vào tĩnh mạch tay người bệnh.
- Chụp hình
- Pha tưới máu: ghi hình ngay sau tiêm, đặt ở chế độ 2-4 giây/hình x 60 giây.
- Pha bể máu: ghi ngay sau pha tưới máu 1 phút/hình x 5 phút.
- Pha muộn (statics): sau tiêm 15 phút, 300.000-500.000 count với trẻ em. Các tư thế thẳng trước, thẳng sau, nghiêng phải, nghiêng trái.
1. Hình ảnh bình thường
- Pha tưới máu: tưới máu gan xuất hiện sau 5-6 giây từ lúc xuất hiện hoạt độ phóng xạ ở cung động mạch chủ.
- Pha muộn: hoạt độ phóng xạ phân bố đồng đều ở gan và lách, không có hoặc có rất ít ở tủy xương. Gan phải tập trung nhiều hoạt độ phóng xạ hơn gan trái.
- Phân bố hoạt độ phóng xạ: 85% ở gan, 10% ở lách và 5% ở tủy xương.
2. Hình ảnh bệnh lý
- Pha tưới máu: xuất hiện hoạt độ phóng xạ sớm ở gan: viêm gan, u; tăng hoạt độ phóng xạ: u gan, u máu gan; xuất hiện hoạt độ phóng xạ chậm ở gan: xơ gan lan tỏa.
- Xạ hình pha muộn:
- Các tổn thương khu trú (choán chỗ) thể hiện bằng hình ảnh vùng giảmhoặc khuyết hoạt độ phóng xạ (thường gặp trong ung thư gan, áp xe gan, nang gan, u máu gan, dị tật bẩm sinh, sẹo , chấn thương,...)
- Tổn thương khuếch tán trong gan thể hiện bằng hình ảnh giảm tập trung hoạt độ phóng xạ lan tỏa, không đồng đều (thường gặp trong viêm gan cấp, mạn, xơ gan, các quá trình thâm nhiễm như lymphoma, bệnh bạch cầu,...).
- Giảm tập trung HĐPX ở gan đi kèm với tăng tập trung HĐPX ở lách và tủy xương (trong bệnh xơ gan lách to kiểu Banti, tăng áp lực TM cửa).
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kỹ thuật ghi hình an toàn, hầu như không có tai biến gì trong và sau chụp hình.
- Dị ứng với DCPX: hiếm gặp, nếu có dùng các thuốc chống dị ứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.
Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.
Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
- 1 trả lời
- 962 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 843 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 768 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 4554 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 524 lượt xem
Mang thai hơn 30 tuần, em muốn hỏi bác sĩ: Thực ra, "đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào ạ?