1

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị u nang bạch huyết xuất huyết ở trẻ em - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  U bạch huyết là một dị dạng bẩm sinh của mạch bạch huyết, tổn thương lành tính nhưng mức độ tiến triển và xâm lấn như u ác tính
  •  Xuất huyết trong nang là một trong các biến chứng phổ biến, thường gặp.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

- Trẻ đã được chẩn đoán u nang bạch huyết trước đó hoặc được chẩn đoán lần đầu xuất hiện thêm các triệu chứng xuất huyết kèm theo:

- Dấu hiệu toàn thân: môi nhợt, mạch tăng.

- Dấu hiệu tại chỗ: nang bạch huyết tăng kích thước, ấn đau tức, chuyển đổi màu sác da sang màu tím, màu xanh.

- Xét nghiệm:

  •  Công thức máu: Hemoglobin giảm, hồng cầu giảm
  •  Đông máu cơ bản: Prothrombin giảm

2. Chuẩn đoán siêu âm, MRI: dịch trong nang không đồng nhất, tăng giảm âm không đều, vỏ nang dầy.

3. Chẩn đoán phân biệt:

  • Nang bạch huyết bội nhiễm: dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, tại chỗ và trên xét nghiệm

III. CHỈ ĐỊNH

Dựa vào thời gian xuất huyết nang và tình trạng xuất huyết

1. Thời gian xuất huyết dưới 2 tuần, không chèn ép

  •  Theo dõi tình trạng chảy máu và đánh giá mức độ tiến triển
  •  Điều trị nội khoa
  •  Điều chỉnh các rối loạn đông máu kèm theo nếu có

2. Thời gian xuất huyết trên 2 tuần (giai đoạn dịch hóa trong nang):

  • Tiến hành hút dịch trong nang và tiêm xơ Bleomycin

3. Tình trạng xuất huyết cấp tính, gây chèn ép đường thở

  •  Hút dịch trang nang để giải ép
  •  Tiếp tục điều chỉnh các rối loạn khác kèm theo.

IV. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ

1. Điều trị nội khoa

  •  Thuốc giảm đau
  •  Xét chỉ định truyền máu và các chế phẩm nếu cần
  •  Theo dõi và đánh giá mức độ của tình trạng mất máu

2. Diễn biến và theo dõi khi điều trị nội khoa

- Đáp ứng tốt: dấu hiệu mất máu không tăng lên, nang không tăng kích thước, giảm căng

  •  Tiếp tục theo dõi sau 2-3 tuần: hút dịch và tiêm xơ

- Đáp ứng kém: dấu hiệu mất máu tăng lên, kèm dấu hiệu chèn ép

  •  Chọc hút dịch trong nang để giải ép
  •  Tiếp tục điều trị nội khoa tích cực

3. Kỹ thuật tiêm xơ, hút dịch trong nang

  •  Vô cảm: Tất cả các người bệnh trẻ em đều được vô cảm toàn thân.
  •  Tư thế người bệnh: Nghiêng bên đối diện, bộ lộ rõ ràng vùng can thiệp.
  •  Dùng các kim luồn số 23, 18 chọc thăm dò vào nang tại nhiều vị trí tương ứng các nang.
  •  Hút dịch bạch huyết trong nang: máu đen loãng, không đông.
  •  Giữ nguyên kim trong thương tổn, bơm thuốc Bleomycin theo liều quy định phù hợp (với cân nặng và kích thước thực tế U): liều 0.6-1mg(UI)/kg cân nặng.

V. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU TIÊM XƠ

  • Theo dõi tại bệnh phòng các dấu hiệu sinh tồn, mạch, huyết áp, dấu hiệu suy thở
  •  Theo dõi tình trạng xuyết huyết trong nang
  •  Theo dõi tình trạng chèn ép sau tiêm

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Nang chèn ép: hút dịch bớt trong nang hoặc mổ dẫn lưu để giải ép
  •  Nhiễm trùng nang: điều trị kháng sinh, chống viêm.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Tin liên quan
Xuất huyết não: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa
Xuất huyết não: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa

Xuất huyết não là một loại đột quỵ và là vấn đề có thể để lại di chứng vĩnh viễn nếu không được can thiệp kịp thời.

U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng là một dạng lạc nội mạc tử cung phổ biến và các triệu chứng thường có thể kiểm soát được bằng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ cần làm phẫu thuật để cắt bỏ các u nang.

Những điều cần biết về xuất huyết tử cung bất thường
Những điều cần biết về xuất huyết tử cung bất thường

Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra xuất huyết tử cung bất thường cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Điều trị sưng hạch bạch huyết khi nhiễm HIV
Điều trị sưng hạch bạch huyết khi nhiễm HIV

Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm HIV.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai bị nang bạch huyết (Cystic Hygroma) là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2298 lượt xem

Em đi khám thai, bs kết luận thai bị nang bạch huyết (Cystic Hygroma). Bác sĩ cho em hỏi: nếu vợ chồng em muốn giữ thai lại thì liệu bé có phát triển bình thường được không ạ?

Sốt xuất huyết có ảnh hưởng tới thai nhi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  561 lượt xem

Mang thai 20 tuần tuổi, em bị sốt 37-38 độ và chảy nước mũi. Hôm nay, em đến Bv Nhiệt đới khám, bs cho làm xét nghiệm máu rồi chẩn đoán em bị Sốt xuất huyết dengue. Bs tư vấn em nên chuyển sang Bv Phụ sản TW để xét nghiệm Zika và theo dõi thai nhi luôn. Mong được bs tư vấn ạ?

Thai 7 tuần, sao đã có cơn co bóp tử cung và xuất huyết?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  987 lượt xem

Em năm nay 28t, hiện đang có thai lần đầu được 6 tuần , trong thời gian mang thai thỉnh thoảng em hay xuất hiện các cơn co thắt tử cung trong lúc ngủ ( có khi đang nằm mơ thấy mình đang quan hệ hoặc không). Khi giật mình dậy thì thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo, lúc đầu máu có màu đỏ, nhưng đến sáng là chuyển thành chút dịch nâu và thường hết vào ngày hôm sau. Em có đi khám bác sĩ thì được bác sĩ tư vấn là hiện tượng bình thường, có kê cho em các loại thuốc dưỡng thai sau: - aspirin 81 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - duphaston 10 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - utrogestan 200mg (đặt ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) Và dặn em nằm nghĩ ngơi thường xuyên, hạn chế đi lại Nhưng sau thời gian dùng thuốc khoảng hơn 10 ngày, em vẫn xuất hiện các cơn co thắc và xuất huyết như vậy khi ngủ. Hiện em đang rất lo lắng về tình trạng này, em mong bác sĩ tư vấn giúp em và cho em xin hướng giải quyết tốt nhất ạ. Em xin cảm ơn!

Uống thuốc trị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  559 lượt xem

Mang thai tuần 15, em bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đi khám ở Trung tâm y tế huyện, bs chẩn đoán bị sốt xuất huyết, kê cho liều thuốc (gồm: pracetam 800mg+chlorpheniramin 4mg+fortec 150mg). Sau khi uống hết 1 liều, em vào Bv Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh khám, bs bảo chỉ bị dị ứng thôi, không phải sốt xuất huyết. Vậy, liều thuốc em uống liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Mang thai giai đoạn sớm bị ra huyết màu nâu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  540 lượt xem

Thấy mệt và ra máu màu nâu, em thử que lên 1 đậm 1 nhạt, đi khám, bs nói chưa có gì, hẹn 5 ngày sau tái khám. Đúng hẹn, em đi tái khám thì có thai giai đoạn sớm trong tử cung 7mm. Bs kê em thuốc vageston100mg và thuốc sắt (dạng nước uống) và hẹn 10 ngày sau tái khám. Em uống thuốc bs kê được 3 ngày rồi mà sao máu vẫn ra (tuy có ít hơn chút). Em lo lắm, chẳng biết có nên đi khám sớm, hay chờ tới ngày hẹn nữa?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây