Xuất huyết hay chảy máu tử cung bất thường (abnormal uterine bleeding - AUB) là một tình trạng mà gần như mọi phụ nữ đều gặp phải ít nhất một lần vào một thời điểm nào đó trong đời.
Còn được gọi là xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng (dysfunctional uterine bleeding - DUB), xuất huyết tử cung bất thường là hiện tượng chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này có thể xảy ra do một số vấn đề về nội tiết tố hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Nguyên nhân chính gây xuất huyết tử cung bất thường là do sự mất cân bằng nồng độ các nội tiết tố sinh dục. Tình trạng này có thể diễn ra trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm ở con gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Điều này gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt hoặc raha máu nhiều khi đến kỳ kinh.
Mức độ ra máu ngoài kỳ kinh thường ít hơn kinh nguyệt thông thường rất nhiều và có màu nâu, hồng hoặc đỏ.
Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra xuất huyết tử cung bất thường cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
Các vấn đề sức khỏe có thể gây xuất huyết tử cung bất thường gồm có:
Một số loại thuốc cũng có thể gây chảy máu tử cung bất thường, ví dụ như:
Biểu hiện phổ biến nhất của chứng xuất huyết tử cung bất thường là ra máu ngoài kỳ kinh nguyệt bình thường. Ngoài ra, vấn đề này còn gây chảy máu bất thường trong kỳ kinh với các biểu hiện như:
Các dấu hiệu phổ biến khác của xuất huyết tử cung bất thường còn có:
Nếu như gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì có khả năng là đã bị xuất huyết tử cung bất thường nghiêm trọng và cần đi khám ngay lập tức:
Để chẩn đoán xuất huyết tử cung bất thường, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và chu kỳ kinh nguyệt trước đây. Những thông tin này giúp bác sĩ xác định nguy cơ mắc một số vấn đề ở hệ sinh dục, ví dụ như hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung.
Nếu như đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc tránh thai thì cần báo với bác sĩ vì những loại thuốc này cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường.
Sau đó sẽ cần tiến hành một số biện pháp kiểm tra sau:
Cần siêu âm để kiểm tra các cơ quan sinh dục. Phương pháp này giúp phát hiện khối u bất thường, chẳng hạn như polyp hoặc u xơ tử cung nếu có và còn loại trừ khả năng chảy máu trong.
Phương pháp xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ nội tiết tố và công thức máu toàn bộ. Nồng độ nội tiết tố giúp nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây chảy máu bất thường.
Nếu bị ra máu nhiều hoặc kéo dài thì công thức máu toàn bộ sẽ cho biết số lượng hồng cầu trong cơ thể. Số lượng tế bào hồng cầu thấp là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu máu.
Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây chảy máu là do polyp, u xơ hoặc niêm mạc tử cung dày lên bất thường thì sẽ cần lấy mẫu mô để làm xét nghiệm.
Nếu tế bào trong lớp niêm mạc có bất kỳ thay đổi bất thường nào thì sẽ có thể phát hiện được bằng phương pháp sinh thiết. Các tế bào bất thường có thể là dấu hiệu chỉ ra sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc ung thư và nhiều vấn đề khác.
Có nhiều lựa chọn điều trị xuất huyết tử cung bất thường. Hiện tượng ra máu bất thường ở tuổi dậy thì thường không cần điều trị vì nồng độ nội tiết tố sẽ tự điều chỉnh. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Giải pháp phổ biến và đơn giản nhất để khắc phục xuất huyết tử cung bất thường là dùng thuốc tránh thai kết hợp. Thuốc tránh thai kết hợp là loại thuốc có chứa cả estrogen và progestin – dạng tổng hợp của progesterone, có tác dụng kiểm soát và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Các biện pháp tránh thai khác như vòng tránh thai và que cấy cũng có tác dụng điều chỉnh nồng độ nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt. Nếu như không có nhu cầu thụ thai thì bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp này để điều trị tình trạng chảy máu bất thường.
Nếu đột nhiên bị ra máu ồ ạt (cường kinh) và các loại thuốc tránh thai liều thấp không có tác dụng thì có thể cần tiêm estrogen cho đến khi giảm ra máu. Sau đó sẽ cần uống một đợt progestin để cân bằng nồng độ nội tiết tố và ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh, ví dụ như ung thư nội mạc tử cung.
Nếu đang muốn thụ thai và không bị ra máu nhiều thì bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kích thích rụng trứng clomiphene, hay còn được gọi là clomid. Việc kích thích rụng trứng có thể làm ngừng tình trạng kinh nguyệt kéo dài (rong kinh) bằng cách điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu bị ra máu nhiều và kéo dài kèm theo niêm mạc tử cung dày lên thì sẽ cần điều trị bằng thủ thuật nong cổ tử cung và nạo buồng tử cung (dilation and curettage - D&C). Đây là một thủ thuật để loại bỏ một phần niêm mạc tử cung bằng dụng cụ nạo (thìa nạo).
Nếu phát hiện thấy các tế bào tử cung bất thường thì sẽ cần tiếp tục sinh thiết.
Tùy thuộc vào kết quả sinh thiết mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án tiếp theo. Ví dụ, nếu đúng là có các tế bào ung thư thì bệnh nhân nên cân nhắc phẫu thuật cắt tử cung. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không còn có kinh nguyệt và đây thường là giải pháp cuối cùng.
Nói chung, xuất huyết tử cung bất thường chỉ xảy ra tạm thời. Khi nồng độ các nội tiết tố sinh dục cân bằng trở lại thì hiện tượng chảy máu bất thường sẽ giảm bớt hoặc chấm dứt.
Tuy nhiên, nếu bị ra máu nhiều vào kỳ kinh thì sẽ dẫn đến thiếu máu. Nếu bị thiếu máu do kinh nguyệt ra nhiều thì sẽ cần bổ sung sắt và một số loại vitamin.
Trong một số ít trường hợp, nếu bị ra máu ồ ạt dẫn đến mất máu nghiêm trọng thì sẽ cần phải truyền máu.
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
Tìm chúng tôi trên:-
-